Bảo tàng Tố Hữu
Nhận định
Mãi xứng danh với Đảng, với nhân dân
Chất Trữ Tình Trong Thơ Tố Hữu
Tố Hữu - NgườI Lĩnh Xướng
Đồng Chí Tố Hữu VớI Công tác Tư tưởng, Lý luận của Đảng
Tố Hữu: Cuộc đời cách mạng, cuộc đời thơ
Tố Hữu – Một Tài Năng Dịch Thơ Lỗi Lạc
Tố Hữu, Nhà Thơ – Chiến Sĩ
Đồng chí Tố Hữu
Nhà Thơ Tố Hữu Và Những Chuyến Đi
Máu Và Hoa – Con Đường Của Nhà Thơ Tố Hữu
Thơ Tố Hữu
Tố Hữu – Một Nhà Tư Tưởng Xuất Sắc, Một Nhà Thơ Lớn…
LờI giớI thiệu
Đọc Tập Thơ Gió Lộng Của Tố Hữu
Đọc lại Tố Hữu
Khi nhà nghệ sĩ tham gia vào cuộc đấu tranh vớI tất cả tâm hồn mình
Ra Trận - Khúc Ca Chiến Đấu
Ta Với Ta – Đóng Góp Mới Của Tố Hữu
Đọc Tập Thơ Bác Hồ Của Tố Hữu
Từ Ấy – Tiếng Hát Của Một Người Thanh Niên, Một Người Cộng Sản
Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Trong Tập Thơ Việt Bắc
"Con Mắt Thần Chủ Nghĩa" Trong Thơ Tố Hữu
Việt Bắc – Tập Thơ Tiêu Biểu Của Thơ Ca Kháng Chiến Chúng Ta
Tố Hữu – Nhà Thơ Lớn Của Dân Tộc
Gió Lộng – Tiếng Nói Đồng Tình, Đồng Chí
Người Chiến Thắng Là Người Xây Dựng Mới
Phong Cách Dân Tộc Đậm Đà
Tố Hữu
Con Đường Của Nhà Thơ
Đọc Lại Thơ Tố Hữu
Phong Vị Ca Dao Dân Ca Trong Thơ Tố Hữu
Phong Cách Nghệ Thuật Của Tố Hữu (Trích)
Nhà Thơ Tố Hữu Và Những Chuyến Đi
Tố Hữu – "Người Đốt Lửa" Và "Người Gieo Hạt"
Đọc Lại Tố Hữu
Đọc Tập Thơ Gió Lộng Của Tố Hữu
Tập Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu
Tố Hữu Với Chúng Tôi
"Từ Ấy Trong Tôi(*) Bừng Nắng Hạ" (Trích)

Phong Cách Dân Tộc Đậm Đà

- Lê Đình Kỵ

Yêu cầu đối với nền văn nghệ của chúng ta là phải mang "nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc".
Nội dung xã hội chủ nghĩa ở đây là hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các đề tài cải tạo hay xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đành, mà cả các đề tài về chống Mĩ cứu nước, về cuộc kháng chiến lần thứ nhất và có thể các đề tài lấy trong đời sống trước Cách mạng nữa. Nghĩa là, nội dung xã hội chủ nghĩa không chỉ được xác định bởi đề tài, mà trước hết là ở tư tưởng xã hội chủ nghĩa, ở thế giới quan cách mạng được lấy làm cơ sở cho sự xử lí đề tài.
Thơ Tố Hữu đã đạt tới một nội dung xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa khái quát lớn về thời đại và dân tộc, về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Nhưng nội dung ấy, muốn được hoàn chỉnh và nhuần nhị, lại phải đi đôi với tính dân tộc sâu sắc.
Những người và việc được thể hiện vào sáng tác là gắn liền với một dân tộc nhất định và mang dấu ấn riêng, sắc thái riêng của dân tộc đó. Dân tộc hình thành trải qua một quá trình lâu dài, cùng sống trên một dải đất, có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhau, nói chung một thứ tiếng, gắn bó với nhau bởi cùng chung một lịch sử, cùng chung một nền phong tục, tập quán.
 
Giữa những người trong cộng đồng dân tộc có những nét tâm lí chung nhất định, giúp phân biệt với các dân tộc khác trên thế giới. Do xã hội phân chia thành giai cấp, tính thống nhất dân tộc không loại trừ các mâu thuẫn giai cấp. Tiêu biểu nhất cho tính dân tộc không phải là giai cấp thống trị ăn bám bóc lột, mà là đông đảo nhân dân lao động, xét đến cùng là lực lượng sáng tạo nên mọi giá trị vật chất cũng như tinh thần. Tinh hoa của dân tộc là nằm trong lực lượng này.
Chỉ cần nhà văn phản ánh đúng đối tượng lấy từ đời sống dân tộc, thì những con người, những sự việc được tái hiện một cách cụ thể, sinh động sẽ hiện ra với những nét độc đáo, với sắc thái dân tộc riêng. Nghĩa là, chủ nghĩa hiện thực tự nó đã bao hàm tính dân tộc. Đó là trên lí thuyết. Trên thực tế thì không phải tác phẩm hiện thực nào cũng đạt tới tính dân tộc như nhau. Thứ nhất, từ phương pháp sáng tác đến tác phẩm được thành tựu, không bao giờ có sự đồng đều giữa các nhà văn, giữa trình độ nắm bắt cũng như thể hiện hiện thực. Thứ hai, tính dân tộc không chỉ được quy định bởi đối tượng thể hiện, mà trước hết, là ở phẩm chất, đức tính của nhà văn, gắn liền và thấm nhuần đến mức độ nào, với hiện thực, với vận mệnh, với những tình tự của dân tộc mình. Và nếu xét sáng tác như là mối thống nhất giữa khách thể và chủ thể, thì không phải chỉ có chủ nghĩa hiện thực, mà cả các phương pháp sáng tác khác, như chủ nghĩa cổ điển và nhất là chủ nghĩa lãng mạn (tích cực), cũng có thể đạt tới tính dân tộc. Nhưng rõ ràng là chủ nghĩa hiện thực đưa lại nhiều khả năng để đạt tới tính dân tộc hơn. Đặc biệt, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn đòi hỏi thể hiện đời sống một cách chân thực, cụ thể lịch sử, miêu tả những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, đặt sự việc con người vào những điều kiện xã hội cụ thể, nên tự nó đã bao hàm tính dân tộc. Hơn nữa, tư tưởng tình cảm của nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa được vũ trang bằng thế giới quan cách mạng, nên tự nhiên là hướng vào những vấn đề lớn, hiện thực lớn của nhân dân mình, của thời đại mình, của dân tộc mình. Nói một cách khác, lập trường, quan điểm cách mạng của nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa tự nó đã bao hàm cảm hứng về nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Ngay trong quá khứ, sáng tác của những nghệ sĩ lớn cũng đã nổi lên ở tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Nếu như nhìn vào lịch sử văn học nghệ thuật và trên lí luận chúng ta thừa nhận sáng tác văn học nghệ thuật sở dĩ có giá trị lâu dài là nhờ có được tính nhân dân sâu sắc, thì tính dân tộc chính là một bộ phận hợp thành khăng khít, một mảng quan trọng của tính nhân dân. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng cho thấy là các nghệ sĩ lớn đều có những tác phẩm tiêu biểu cho dân tộc mình.

Riêng ở nước ta, bao trùm lên lịch sử mấy nghìn năm trước Cách mạng, cũng như gần nửa thế kỉ khi Đảng ta đã ra đời và lãnh đạo cách mạng, là sự nghiệp chống ngoại xâm kì vĩ, chống lại và thắng những kẻ địch lớn hơn, mạnh hơn gấp bội. Một nghìn năm lịch sử văn học quá khứ đã phản ánh điều đó. Từ văn học thời Lý – Trần cho đến văn chương Đông Kinh nghĩa thục, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở, là nội dung của nền văn học dân tộc.
Cách mạng tháng Mười thành công, mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân cách mạng toàn thế giới. Quá trình diễn biến của tư tưởng cách mạng Việt Nam là từ chủ nghĩa yêu nước phát triển lên thành chủ nghĩa xã hội. Ra đi tìm con đường cứu nước cứu dân, Bác đã ghi nhớ bài học thất bại của các phong trào Cần vương, Duy tân,... cuối cùng đã đến với chủ nghĩa Marx – Lenin, vì chỉ có chủ nghĩa Marx – Lenin mới có thể đưa lại giải phóng thực sự cho dân tộc. Điều đó có nghĩa là chỉ có giai cấp vô sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam mới giữ được vai trò lãnh đạo và đưa cách mạng Việt Nam đạt tới những mục tiêu lịch sử của nó.

Với Cách mạng tháng Tám, và với cuộc kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi, từ nay dân tộc và giai cấp, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội gắn với nhau làm một. Đã yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm cho dân giàu, nước mạnh, mới biết trân trọng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới phát huy được tất cả ưu thế của thời đại và sức mạnh, khả năng của nhân dân, kiên trì đấu tranh đến cùng, không dừng lại nửa đường, không chút thoả hiệp, cuối cùng đã đưa truyền thống chống ngoại xâm lên đến đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dân tộc cũng như trong thời đại hiện nay: đánh bại tên trùm đế quốc có sức mạnh khổng lồ là đế quốc Mĩ xâm lược. Độc lập tự do đã giành được, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, phồn vinh. Trong thời đại hiện nay, nói riêng là ở nước ta, người cộng sản mới là người yêu nước nhất quán, triệt để nhất, và những người yêu nước chân chính đồng thời sẵn sàng nhập vào hàng ngũ của giai cấp vô sản, đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc.
Sau Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, cách mạng Việt Nam tất yếu sẽ chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Nhiệm vụ cách mạng ở hai miền có quan hệ khăng khít với nhau. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội để trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Miền Nam đứng lên cầm vũ khí chống Mĩ cứu nước để tự giải phóng, đồng thời để bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, để cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Do những điều kiện lịch sử như trên, mà trong nền văn học của chúng ta, nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc càng thống nhất khăng khít với nhau. Và nội dung xã hội chủ nghĩa: đã là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nội dung của nó, cơ sở tư tưởng của nó phải là xã hội chủ nghĩa, phải là Marx – Lenin. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa có thể ra đời ở một nước cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa thành công (Khói lửa của Henri Barbusse ở Pháp); ở nước ta, chắc chắn nó đã hình thành và tự khẳng định trong nền văn học giai đoạn 1945 – 1954, khi chưa có chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn Việt Nam lúc đó là thực tiễn cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân và Đảng tiên phong lãnh đạo, nó chưa phải là xã hội chủ nghĩa nhưng sẽ dẫn tới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở những nước mà đảng cộng sản và giai cấp công nhân chưa nắm giữ chính quyền, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa có thể ở vị trí chủ đạo; nó thể hiện một hiện thực chưa phải xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn là hiện thực trong sự phát triển cách mạng, nghĩa là được soi rọi từ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, và nói lên xu thế vươn tới chủ nghĩa xã hội của hiện thực ấy. Nhưng khuynh hướng xã hội chủ nghĩa khách quan của sự vật khi nhập vào tác phẩm nghệ thuật là phải thông qua tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống của nghệ sĩ mới có thể, nói như Engels, toát ra từ "tình thế và hành động" như là từ bản thân đời sống được tái hiện. Nói sáng tác là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, nói vai trò của thế giới quan có tính chất quyết định trong sáng tác là như thế (Trong nội dung của văn học, đề tài có tầm quan trọng của nó. Nhưng tự nó đề tài chưa phải là quyết định. Đề tài về cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa sở dĩ có ý nghĩa lớn là vì qua đó có thể khẳng định một cách trực tiếp tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cũng như khẳng định cuộc sống trong xã hội chúng ta.)

Trong hoàn cảnh lịch sử của nước ta, phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Khi đế quốc Mĩ tăng cường can thiệp, tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, 
cuộc sống đề lên hàng đầu khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược". Và khẩu hiệu đó đã biến thành hiện thực. Dân tộc ta không những dám đánh Mĩ, mà còn biết thắng Mĩ. Năm đời tổng thống Mĩ liên tiếp đổ nhào cùng với các chiến lược của chúng, từ phản ứng linh hoạt, đến Việt Nam hoá chiến tranh, cuối cùng tên đế quốc đầu sỏ phải chịu thất bại hoàn toàn. Đế quốc Mĩ càng thất bại nhục nhã bao nhiêu, nước Mĩ càng chịu hậu quả nặng nề và dài lâu của cuộc chiến tranh Việt Nam bao nhiêu, thì cuộc đấu tranh tất thắng của nhân dân ta càng làm cho thế giới nức lòng, khâm phục bấy nhiêu.
Cách mạng Việt Nam có một ý nghĩa thời đại lớn lao, làm nghiêng cán cân lực lượng về phía cách mạng thế giới, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ, thúc đẩy quá trình suy yếu của lực lượng đế quốc quốc tế, đẩy lùi tâm lí phục Mĩ sợ Mĩ, củng cố lòng tin vào lực lượng và chính nghĩa của cách mạng, mở đầu quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân mới. Tình hình đó, cộng với đường lối độc lập, tự cường của Đảng ta, càng đòi hỏi phải mài sắc ý thức dân tộc, đặt mạnh vấn đề dân tộc trong mọi lĩnh vực công tác, trong khoa học xã hội nói chung, trong văn học nghệ thuật nói riêng. Cũng chính từ sau Cách mạng tháng Tám và lần theo các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, Tố Hữu ngày càng hướng về lịch sử và truyền thống dân tộc. Năm 1946, nhân dịp ngày quốc khánh kỉ niệm một năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:

Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử.
                                           (Vui bất tuyệt)

Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là bắt nguồn từ nguyện vọng và truyền thống lâu đời của dân tộc:

Bốn nghìn năm cũ, bao mơ ước
Đã được hôm nay, rạng mặt người!
                                           (Theo chân Bác)

Năm 1954, nhân dịp mừng ngày lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về Thủ đô:

Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại!
Bốn nghìn năm ta lại là ta...
                                           (Xưa... Nay...)
 
Năm 1967, trong bài Chào xuân 67:

Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình

Năm 1970, trong dịp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tròn hai mươi lăm tuổi:

"Đường mòn Hồ Chí Minh" là con đường sáng tạo
Trường Sơn cao hay địa đạo âm thầm
Cũng là linh hồn ta, từ bốn nghìn năm
Tự xây đắp để ngang tầm thế kỉ.
                                           (Tuổi 25)

Và tập Ra trận đã lấy câu thơ trong bài Theo chân Bác làm đề từ:

Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận.

Trong Bài ca mùa xuân 1961, viết giữa cao trào miền Bắc bước vào "kế hoạch năm năm lần thứ nhất", tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, nhà thơ bỗng nhiên nhắc đến Nguyễn Du, Nguyễn Trãi trong những câu thơ không thể quên được.
Lịch sử, truyền thống văn học nghệ thuật dân tộc cũng đã để lại những tấm gương anh hùng bất khuất, những hình tượng kì vĩ trong sản xuất và đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà nhà thơ Tố Hữu càng về sau, đặc biệt là trong thời kì chống Mĩ cứu nước, càng có ý thức khai thác ý nghĩa tư tưởng cũng như thẩm mĩ. Cửu Long nhấn chìm bao tàu Mĩ, Cửu Long đồng khởi làm nhớ tới Bạch Đằng:

     Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn.
                                           (Tuổi 25)

Cái hầm chông, nỗi kinh hoàng của giặc Mĩ, không khỏi đưa ý nghĩ, tình cảm ta về với mũi tên đồng thời An Dương Vương:

Yêu mũi tên đồng xưa trong lòng đất
Cổ Loa Như yêu ngọn tầm vông đâm vào hông giặc Mĩ.
                                           (Trên đường thiên lí)
 
Anh Giải phóng quân Việt Nam, "con người đẹp nhất", được coi:

- Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
Một dây ná, một cây chông, cũng tiến công giặc Mĩ.
                                           (Bài ca xuân 68)
- Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ Chém Mãng xà vương, giết đại bàng.
                                           (Theo chân Bác)
Trong những ngày Tết chống Mĩ, nhớ đến cuộc hành binh thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, càng thêm náo nức, tin tưởng:

Rạo rực lòng ta, trống trận Quang Trung.
                                           (Chào xuân 67)

Cả nước lên đường, cả nước ra quân, với quyết tâm sắt đá đánh tan kẻ thù hung bạo, bảo vệ giang sơn Tổ quốc:

Như khí phách Trần, Lê.
Như oai vũ Quang Trung.

                                           (Bài ca xuân 68)

Không chỉ có chiến công hiển hách, mà có cả thất bại, đau thương, có cả bi kịch trong anh hùng ca dân tộc, nhưng lòng dũng cảm, chí khí của cha ông càng động viên, thúc giục chúng ta tiến lên hoàn thành sự nghiệp bỏ dở:

Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân
Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám
Đầu dám thay đầu, chân nối chân!
                                           (Theo chân Bác)

Dù nói về:

Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu Phan
Bội Châu, câu thơ dậy sóng
Bạn cùng ai, đất khách dãi dầu?
                                           (Theo chân Bác)

hay về hành động oanh liệt của liệt sĩ Phạm Hồng Thái:

Hồn Nước gọi. Tiếng bom Sa Diện
Trái tim Hồng Thái nổ vang trời
                                           (Theo chân Bác)
 
Dù qua Mục Nam Quan, nhớ cảnh nhà tan nước mất khi Nguyễn Trãi ngày xưa tiễn chân cha đi đày ở xứ người:

Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy
Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường.
                                           (Mục Nam Quan)
hay năm 1965, trên đất lửa, viết bài Kính gửi cụ Nguyễn Du, lắng nghe:

      Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
thì chúng ta cũng thấy nhà thơ muốn gắn liền xưa và nay, hướng về quá khứ anh dũng, đau thương để làm cho chúng ta thấm thía hết ý nghĩa sâu xa của cuộc đấu tranh ngày nay, vốn có gốc rễ lịch sử và tình cảm từ truyền thống lâu đời của dân tộc. Cả cuộc chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều là kế tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước khi vẹn toàn, khi dở dang hay mới chỉ nằm trong khát vọng, mơ ước của cha ông:

"Mai sau, dù có bao giờ..."
Câu thơ thuở trước, ai ngờ hôm nay!

Hôm nay đã và đang thực hiện cái điều thuở trước không ngờ tới được; giữa xưa và nay có sự cách biệt của nhiều thế kỉ, nhiều thời đại, chúng ta ngày nay không bị những hạn chế như xưa, có đủ điều kiện khách quan để đi tới đích, hoàn thành những sự nghiệp mà cha ông đã bắt đầu:

Ôi tiếng của cha ông thuở trước
Xin hát mừng non nước hôm nay
                                           (Bài ca mùa xuân 1961)

Vinh dự cho vị anh hùng dân tộc kiêm nhà thơ lớn Nguyễn Trãi, cho nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Du, được dự phần vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc:

     Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người
                                           (Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Trong bản đại hoà tấu dân tộc và xã hội chủ nghĩa hôm nay, chúng ta vui mừng trân trọng thấy có phần đóng góp của cha ông. Tiếng đàn say người đành phải im bặt từ khi trở lại đoàn viên, nay được gợi lại, sống lại hơn bao giờ hết trong lòng dân tộc, ngay giữa thời chống Mĩ cứu nước sôi sục. Nguyễn Du hẳn cũng được ngậm cười nơi chín suối.
Xét từ đối tượng cũng như nội dung thể hiện, thơ Tố Hữu đạt tới tính dân tộc rõ nét nhất là trong các đề tài về người phụ nữ Việt Nam, về Bà má Hậu Giang, về các Bà mẹ Việt Bắc, về Mẹ Tơm, Mẹ Suốt. Điều này dễ hiểu. Các nét truyền thống của một dân tộc thường có những biểu hiện ổn định và tập trung hơn ở người phụ nữ vốn sống bằng tình thương, nên gần sự thật hơn. Đồng chí Tố Hữu có dịp nói với Mireille Gansel: "Trong thơ tôi có rất nhiều các bà mẹ. Có thể nhận diện tất cả các dân tộc qua các bà mẹ. Trong suốt lịch sử nước chúng tôi, các bà mẹ, nói chung là phụ nữ, đã giữ một vai trò rất quan trọng... Trên sân khấu hay trong tiểu thuyết, các bà mẹ đều mang những phẩm chất của dân tộc: thương nước, thương con"(Máu và hoa – con đường của nhà thơ Tố Hữu.). Đó là những bà mẹ hầu hết đã sống qua hai chế độ, từ thân phận đoạ đày, cơ cực, bị đè nén trăm bề trong xã hội cũ mà đến với cách mạng. Mẹ Suốt:
     Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra

Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
                                           (Mẹ Suốt)
Bà mẹ Việt Bắc sau Cách mạng, nhớ lại chuyện cũ, là rơi nước mắt:

      Phên nan gió lọt lạnh lùng,
Ngọn lửa bập bùng, mé khóc rưng rưng
                                           (Bà mẹ Việt Bắc)

Anh Vệ quốc quân nghĩ đến mẹ mình, cũng là nghĩ về thân phận chung của các bà mẹ, của người dân ta trong xã hội cũ. Về bài Bầm ơi, nhà thơ đã nói: "Trong gia đình, bà mẹ là người đau khổ nhất. Không có các bà mẹ thì cũng sẽ không có anh hùng. Chính để làm vơi bớt nỗi đau khổ này mà tôi đã viết bài thơ"(Máu và hoa – con đường của nhà thơ Tố Hữu.). Trong xã hội cũ, các mẹ đã sống trong lo sợ triền miên, trước những đàn áp, bắt bớ, hà hiếp lúc nào cũng có thể xảy ra (Quê mẹ, Mẹ Tơm).
Qua nỗi niềm của các bà mẹ, tình cảnh đau thương tủi nhục của dân tộc, của người dân mất nước càng thêm thấm thía. Thương các mẹ, chúng ta càng thêm thương nước, thương dân, càng thấm thía với ý nghĩa và công ơn của cách mạng. Tình thương và đức hi sinh là đặc điểm chung của các bà mẹ. Nhưng trong sự chịu thương chịu khó và hoàn toàn quên mình, còn có một cái gì rất Việt Nam:

Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa...
                                           (Mẹ Suốt)

Cha mẹ sinh con, mong con được sung sướng, thấy con cái khổ thì cha mẹ cũng khổ; con cái đã khổ, thấy cha mẹ thương mình khổ, lại càng thêm khổ. Thực ra cũng có niềm vui: niềm vui của các bà mẹ là được hi sinh vì con, được chia sẻ công tác cách mạng vì những đứa con của cách mạng:

Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ
Chiều về... Hòn Nẹ... biển reo quanh!
                                           (Mẹ Tơm)

Quên đi trong giây lát mọi nguy hiểm và đe doạ, lòng bà má Hậu Giang vui lên khi nghĩ đến các đồng chí du kích sắp được một bữa ăn sốt dẻo:

Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...
...
Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...

Thật là gần gũi đối với mỗi người Việt Nam, việc làm và nụ cười của bà má yêu thương, vun xới cho sự sống, che chở cho các đứa con của cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đem đối chọi cảnh trên đây, cái cảnh rất quen thuộc với dân ta:

Rừng một dải U Minh tối sớm
Má lom khom đi lượm củi khô
với cảnh quân cướp nước:
Một toán quỷ rần rần rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
 
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!
...
Ách-là! Thằng quan ba dừng bước
Rút ống dòm, và ngước mắt nheo

Thật là một sự đối lập toàn diện, từ việc làm, ý nghĩ, đến hình dáng, cử chỉ bề ngoài, giữa bà má, người con của dân tộc, với bọn thực dân nước ngoài. Chúng ập vào chỗ má núp:

Rung rinh bậc cửa tre gầy
Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!

Gót giày đinh của chúng giẫm lên bậc cửa tre gầy, choán hết lối đi, gieo rắc cái chết, giày xéo lên đời sống và mọi giá trị của dân tộc:

Giặc lùng, giặc đốt xóm làng
Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa.
                                           (Bà má Hậu Giang)

Đã cướp đất nước ta, chúng còn mưu toan xoá sạch tên tuổi, hình ảnh Tổ quốc trên bản đồ thế giới và trong lòng dân ta:
Giặc cướp hết, non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba.
                                           (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Trước kia cũng như sau này, chúng tưởng có thể tiêu diệt tinh thần bất khuất của dân tộc ta bằng cách huỷ diệt ngay cái cơ sở cả vật chất lẫn tinh thần của sinh hoạt dân tộc: chia cắt đất nước, xoá bỏ tên làng, tên đất, xáo trộn ranh giới các địa phương, phá hoại thuần phong mĩ tục, khuyến khích mọi thứ lai căng, từ ăn mặc, nói năng, cư xử đến lối sống hưởng lạc sa đoạ đủ cỡ. Không xong ư? Thì là giết sạch, đốt sạch, phá sạch từ con người cho đến nhà cửa, ruộng vườn, cỏ cây, đồng bằng, rừng núi, huỷ diệt từ tinh thần cho đến hình hài của Tổ quốc. Nhưng cũng chính nơi tàn sát, giết chóc đã đi qua, nơi
 
Tổ quốc thương tật đầy mình, nơi đó đất nước lại hiện ra dễ cảm thấy nhất, vẫn còn lại một cái gì ngoan cường không thể huỷ diệt được:

Xê Xan, tan nát đạn cày
Trống trơ rừng khộp, khô gầy rừng le
Bằng lăng bạc nắng trưa hè

Nghe như cưa xé, tiếng ve rít dài.
Cỏ vàng lạc bước hươu nai
Sóc buôn(1) thấp thoáng bóng xoài đu đưa
Vườn ai, cháy trụi ngọn dừa

Mái chùa cong, gãy nét xưa diệu huyền
                                           (Nước non ngàn dặm)

Những nét cong đã gãy nhưng vẫn còn lại diệu huyền trong lòng dân. Trái lại, những cái ngoại lai, hung bạo không để cái gì còn lại trên đất nước này, với dân tộc này, ngoài sự huỷ diệt của chính chúng nó:

Mĩ thua, nguỵ chạy đường cùng
Xác tăng như xác bọ hung đen bờ
                                           (Nước non ngàn dặm)

Trước kia, bọn xâm lược Pháp cũng đã từng bỏ xác ở đây, không lưu lại gì hơn, ngoài sự thối tha tanh hôi:

Rồi Bông Lau, Ỷ La
Ba trăm thằng tan xác
Cành cây móc thịt da
Thối inh rừng Việt Bắc.
                                           (Cá nước)
Thắng cũng như bại, khi chiếm đóng, lùng bố, càn quét cũng như bị tan xác, hay cút khỏi đất nước này, chúng vĩnh viễn là xa lạ, không có cái gì là ăn nhập vào với cuộc sống của dân tộc ta, tinh thần cũng như vật chất.
Bà má Hậu Giang ngã xuống, nhưng má còn lại mãi với dân tộc. Cũng như mẹ Tơm. Cũng như Lượm. Cũng như các chiến sĩ vì đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc, chống bọn cướp nước và bán nước mà bị đầu độc ở trại giam Phú Lợi:

 Hồn chúng tôi quẩn quanh cùng đất nước
                                           (Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
 
Những bà mẹ, những đứa con ngã xuống để cho dân tộc sống còn, đứng thẳng. Giết chóc, đốt phá, na-pan, thuốc độc, tù đày, tra tấn, không gì có thể ngăn chặn được sức sống của dân tộc:

Hầm tăng, ụ pháo, chiến hào
Dấu răng vuốt Mĩ cắn cào, còn đau!
Chị em tù những nơi đâu
Côn Lôn, Phú Quốc, dìu nhau trở về
Lá buông trắng vách lều tre
Bài ca hi vọng hát nghe ấm lòng.
Lộc Ninh xinh một cụm hồng
Ai hay đất lửa, máu nồng đơm hoa!
Cái vui sinh nở chan hoà
Nghe rừng căng sữa, nhựa ra đầu mùa
                                           (Nước non ngàn dặm)

Ở nơi bóng đen của quân thù nhiều lúc tưởng bao trùm lên tất cả, vẫn tràn đầy tình thương, vẫn còn hi vọng, vẫn còn tiếng hát. Bóng đen tan dần. Sự sống của dân tộc lại sinh sôi nảy nở.
Chúng muốn "rào giậu ngăn sân", chia Nam rẽ Bắc, nhưng chính ở nơi đó, từ dòng sông Bến Hải, trên mấy nhịp cầu Hiền Lương, tình cảm dân tộc lại được kích thích và khơi dậy da diết mãnh liệt hơn, căm thù đối với bọn cướp nước, bọn phản dân hại nước nung nấu hơn đâu hết:

Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách ngăn mười tám năm trường

Khi mô mới được nối đường vô ra?
                                           (Nước non ngàn dặm)

Con đường vô ra có thể đứt đoạn, nhưng "lòng ta không giới tuyến", tình cảm dân tộc thì không gì có thể ngăn chặn, chia cắt được. Khi thì nó bùng dậy sôi sục:

Gươm nào chém được dòng Bến Hải?
Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn?
                                           (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Khi thì nó lắng vào sâu thẳm:

Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc
Một câu hò... cũng động trong tim?
                                           (Miền Nam)
Khi thì nó bàng bạc khắp nơi khắp chốn:

Từng ngọn cỏ cành cây Miền Bắc
Vẫn rung rinh theo gió tự Miền Nam!
                                           (Có thể nào yên?)

Từ trong nô lệ, dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám và kiên trì cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, cuộc đổi đời thật là sâu xa và toàn diện. Cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi kháng chiến chống đế quốc Mĩ cứu nước, đó là những bước nhảy vọt trong quá trình đi lên, nhưng vẫn xuất phát và lấy đà từ miếng đất, từ nền tảng của dân tộc.

Trở lại hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ Tố Hữu. Quần chúng được thể hiện trong Việt Bắc, khác với Từ ấy, là quần chúng kháng chiến. Cái gì đã khiến nhà thơ thiên về thể hiện các bà mẹ Việt Bắc (ba bài), chị nông dân phá đường? Chắc chắn không phải là do cảm hứng "Đau đớn thay phận đàn bà" như ở thời Nguyễn Du, Xuân Hương hay Tú Xương. Có chút ít nào cảm hứng này trong sáng tác trước Cách mạng, nhưng mấy bài thơ về quần chúng phụ nữ ở Từ ấy vẫn chưa thật nổi bật giữa các bài thơ khác. Vậy có thể nghĩ là chính cảm hứng chủ đạo của Việt Bắc là cảm hứng về nhân dân, về dân tộc đã khiến nhà thơ hướng nhiều về người phụ nữ, là một đề tài rất tiêu biểu cho quá trình phát triển cách mạng của dân tộc ta: từ cuộc đời tối tăm cơ cực, bị đè nén hiếp đáp đủ đường, các bà mẹ, các chị em đã đón nhận cách mạng, đứng lên kháng chiến, tự đáy lòng, với những tình cảm bình dị, chân chất, nồng hậu.
Nhìn chung, thơ Tố Hữu đạt tới trình độ "chín", nhuần nhị là kể từ Việt Bắc.
 
Nhuần nhị về tính hiện thực, về tư tưởng, tình cảm, cũng như về nghệ thuật. Và cũng chính từ Việt Bắc, thơ Tố Hữu mới đậm đà tính dân tộc. Giải thích điều này như thế nào?
Về khách quan, đối tượng thể hiện của Việt Bắc là con người và xã hội Việt Nam trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, toàn dân vùng dậy chống ngoại xâm. Bản thân nhà thơ cũng đã lớn theo cách mạng và kháng chiến, từ thế giới quan, lí tưởng thẩm mĩ, đến vốn sống, cách nhìn, cũng như vốn nghề nghiệp, có thể nói là đã được chuẩn bị đầy đủ để chuyển từ lãng mạn cách mạng sang hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những bà mẹ Việt Bắc đã được thể hiện theo một bút pháp hiện thực chưa có ở Từ ấy, từ cách cảm nghĩ, ăn nói đều đúng với quần chúng trong đời sống thực, đúng với con người và tấm lòng của bà mẹ Việt Nam. Tóm lại, tính hiện thực đi đôi với tính dân tộc trong tập thơ Việt Bắc có nguyên nhân khách quan và chủ quan, gắn liền với giai đoạn cách mạng cũng như với sự trưởng thành của nhà thơ.
Chọn thể hiện các bà mẹ như nhà thơ đã làm trong Việt Bắc không những là do yêu cầu của bản thân chủ nghĩa hiện thực (xã hội chủ nghĩa, cố nhiên) mà đồng thời và trước hết là nhằm nâng cao tình cảm và ý thức dân tộc. Yêu cầu tư tưởng này đã được thực hiện một cách tốt đẹp thông qua hình tượng chân thực của các bà mẹ, với những tình cảm rất Việt Nam, gần gũi với mọi người Việt Nam.
Thơ là tiếng nói của tình cảm. Chọn thể hiện các bà mẹ, qua tình cảm mẹ con mà khơi dậy tình cảm dân tộc, để cho mọi người thấm thía với ý nghĩa của cuộc kháng chiến, làm tất cả điều đó một cách tự nhiên, chân thực, vừa tạo hình, vừa gợi cảm, đó là thành công của các bài thơ Tố Hữu vừa trữ tình, vừa hiện thực, vừa đậm đà tính dân tộc.
Cần chú ý điều này: tính dân tộc của các bài thơ trên là vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các bà mẹ đến với kháng chiến, còn hằn dấu vết đè nén chịu đựng do xã hội cũ để lại (Bầm ơi, Bà bủ, Bà mẹ Việt Bắc).
Bà bủ mong cho "hết giặc", cho con "thắng trận" trở về, nhưng lại mất ăn mất ngủ, gan ruột bồn chồn, và không quên ngày đêm khấn vái. Có điều qua cái vỏ xưa cũ ấy là tấm lòng bà mẹ Việt Nam, chỉ nghĩ đến con, hi sinh quên mình vì con, nhưng đặt quyền lợi của kháng chiến lên trên hết và từ thương con, tới thương bộ đội, cán bộ, thương nước, căm thù giặc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, biết bao bà bầm, bà bủ như thế đã trở thành mẹ chiến sĩ,
 
thành cơ sở nuôi giấu cán bộ, bộ đội bất chấp mọi gian nguy, khủng bố, đốt phá, giết chóc. Bản thân các mẹ là những tấm gương yêu nước hồn nhiên trong sáng và góp phần bồi dưỡng tình cảm yêu nước ngay từ niềm thương cảm mà cuộc đời cơ cực của các mẹ đã gợi lên ở chúng ta, qua các bài thơ chân thực, cảm động của Tố Hữu.
Anh Vệ quốc quân lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Tố Hữu, mà đã rất quen thuộc, gần gũi:

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ
...
Anh chiến sĩ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng
...
Chắc có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm
                                           (Cá nước)

Anh dừng lại ở lưng đèo, dưới bóng tre mát rượi, cùng người bạn chia điếu thuốc lào, say sưa vài phút, phấn khởi kể chuyện chiến thắng nóng sốt, rồi lặng yên nghe vẳng lại điệu bà ru cháu như cất lên từ đời sống thôn dã Việt Nam, xung quanh là cái cảnh:

Cánh đồng quê tháng mười
Thơm nức mùi gặt hái...
                                           (Cá nước)

Từ con người, cảnh vật đến tình điệu chung đều rất Việt Nam. Bài thơ viết năm 1947, đánh dấu một bước phát triển mới của thơ Tố Hữu, theo hướng hiện thực và dân tộc.
Đồng chí Trường Chinh đã gắn liền tính cụ thể lịch sử của sự thể hiện theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa với tính dân tộc và tính thời đại. Phản ánh đời sống theo đúng yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phải trung thành với các điều kiện không gian và thời gian, tức là sát đúng với hoàn cảnh dân tộc và thời đại. Engels khi xác định ý nghĩa của tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình đối với chủ nghĩa hiện thực, chủ yếu là nhằm nhấn mạnh tác động của chế độ xã hội đến cá nhân con người, nhấn mạnh con người, như Marx đã khẳng định, là tổng hoà của những quan hệ xã hội. Suy rộng ra, tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình cũng không tách rời khỏi điều kiện cụ thể của dân tộc và của thời đại. Chủ nghĩa hiện thực đặt nhân vật vào hoàn cảnh xã hội cụ thể để phản ánh, mà con người, chế độ xã hội là ở một nước nào đó, nghĩa là gắn liền với một dân tộc nào đó, trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nghĩa là vào một thời đại nhất định.

Tóm lại, tính hiện thực, tính dân tộc, tính thời đại không tách rời nhau ở sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nếu ở thời chống Mĩ cứu nước mà thể hiện con người Việt Nam như hai mươi năm trước, thì cả tính cách lẫn hoàn cảnh sẽ không còn là điển hình nữa, sẽ tụt lại sau hiện thực mất. Tính dân tộc không phải là cố định, mà có sự phát triển: Dân tộc đồng thời phải hiện đại. Cả yêu cầu về tính hiện thực lẫn tính hiện đại đều không cho phép tả bà mẹ Việt Nam những năm sáu mươi như những bà mẹ Việt Bắc năm 1947 – 1948 nữa. Những bà bủ, bà bầm sau này trở thành mẹ Suốt, anh hùng trong đời sống thực và trong văn thơ. Ở miền Nam, các mẹ, các chị lập thành đội quân đầu tóc, xông vào sào huyệt của địch, lấy bạo lực chính trị chống lại lưỡi lê, bom đạn:

Miền Nam gan dạ ai bằng
Đội quân đầu tóc, khăn rằn vắt vai
Khăn rằn ai dệt cho ai
Sợ chi súng đạn, rào gai quân thù!
                                           (Nước non ngàn dặm)

Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhà thơ hào hứng ghi lại cái cảnh những chị xã viên tay súng tay cày, miệng ngân nga câu quan họ. Chị Trần Thị Lý trải qua "Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung", kiên cường bất khuất, đã vượt qua muôn trùng vây bủa của Mĩ – nguỵ "Từ cõi chết em trở về chói lọi" giữa lòng miền Bắc, được nhà thơ khái quát gọi là "Người con gái Việt Nam".

Từ sau Điện Biên Phủ, thơ Tố Hữu đã đạt tới những khái quát lớn về dân tộc, về thời đại. Thời đại mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười, và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa phát xít quốc tế bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ đánh bại, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành, lớn mạnh vượt bậc, các dân tộc bị áp bức lần lượt đứng lên giành lại độc lập tự do. Cách mạng ở thế tiến công và giành thắng lợi liên tục, từng bước, chủ nghĩa đế quốc thế giới lâm vào tổng khủng hoảng triền miên:

Thời đại lớn cho ta đôi cánh "Không gì hơn Độc Lập Tự Do!"

Giữa ba dòng thác cách mạng, dân tộc ta đã vươn lên ngang tầm thời đại và cũng đã góp phần làm nên thời đại, với Điện Biên Phủ "Mở đường giải phóng Á – Phi – La" và nhất là với cuộc chống Mĩ cứu nước cuối cùng đã giành được toàn thắng, thống nhất nước nhà, đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, trước sự đồng tình khâm phục của cả loài người. Đạt tới thắng lợi oanh liệt và có tầm lịch sử vĩ đại như vậy là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy đến mức cao nhất truyền thống dựng nước, giữ nước, truyền thống văn hoá lâu đời:

Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại!
Bốn nghìn năm, ta lại là ta
                                           (Xưa... Nay...)

Trở lại là mình, không có nghĩa là quay lại quá khứ, mà từ những truyền thống tốt đẹp, vươn lên những đỉnh cao mới của thời đại. Khó khăn đối với thơ ca là một mặt phải nói lên cho được tầm vóc thời đại của dân tộc ta, đồng thời lại không được quên là tầm vóc ấy có nguồn gốc từ lịch sử xa xưa của dân tộc. Cả thời đại lẫn truyền thống dân tộc đã tạo nên cốt cách, phẩm chất của con người Việt Nam ngày nay.
Dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, và trải qua hai cuộc kháng chiến toàn thắng chống hai đế quốc lớn là Pháp và Mĩ, là một dân tộc anh hùng. Điều này thuộc về lịch sử và được cả thế giới thừa nhận. Anh hùng, đó là đặc tính cố hữu của dân tộc ta. Hơn nữa đó là anh hùng trong điều kiện của thời đại ngày nay, nghĩa là với sự lãnh đạo của Đảng, và trải qua cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, không sợ phải đụng độ với những lực lượng đế quốc có sức mạnh vật chất lớn hơn gấp bội. Chúng ta gọi đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng anh hùng, anh hùng cách mạng là những phạm trù có giá trị phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều dân tộc khác, trong các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân nhiều nước khác. Cho nên khi khẳng định tính dân tộc là một phạm trù thuộc nội dung thì vẫn phải tiến lên một bước nữa, tìm hiểu tính đặc thù của nội dung ấy. Một mặt, không thể rút tính dân tộc vào đặc điểm của màu da, của hình vóc, diện mạo, vào dáng điệu, cử chỉ, giọng nói. Nếu coi ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của tính dân tộc, thì cần hiểu ngôn ngữ không phải ở khía cạnh đơn thuần hình thức, mà gắn liền với tâm lí, tình cảm, tư duy, tóm lại với sinh hoạt tinh thần, văn hoá của dân tộc. Mặt khác phải thấy phạm trù tính dân tộc, chính là để chỉ sắc thái riêng phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Đó là chỗ khác biệt giữa các phạm trù tính toàn nhân loại (chỉ cái phổ biến cho loài người nói chung) hay tính giai cấp (chỉ cái phổ biến cho một giai cấp nhất định), với tính dân tộc. Tính dân tộc đối với một cộng đồng xã hội cũng giống như cá tính đối với mỗi cá nhân riêng rẽ.

Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhiều người trên thế giới coi đó là chuyện thần kì của thế kỉ XX. Quả là một chuyện thần kì, nhưng là theo lối Việt Nam:
Chào cô dân quân vai súng tay cày Chân lội bùn, mơ hạ máy bay!
Chào các cụ bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ, Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ Chào các em, những đồng chí của tương lai Mang mũ rơm đi học đường dài...

Truyện thần kì, dân tộc ta là vậy!
                                           (Chào xuân 67)

Anh Giải phóng quân bây giờ tung hoành ngang dọc, mang kích thước và tầm vóc mới, nhưng vẫn:
- Áo bà ba, súng nách, tay chèo...
                                           (Có thể nào yên?)
- Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy
                                           (Tiếng hát sang xuân)
Vẫn hiền lành như bao giờ:

Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc.
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả lầu Năm Góc!
                                           (Bài ca xuân 68)

Tình nghĩa cách mạng, tình nghĩa kháng chiến hình thành trong những điều kiện chiến đấu lâu dài, gian khổ, ác liệt có một không hai đã gắn bó họ lại với nhau:

Đạn bom, bão lụt, cơ hàn
Chết đi lại sống, hết tàn lại tươi
Thuỷ chung, vẫn đậm tình người
Cắn đôi hạt muối, chung đời cháo rau
Uống cùng viên thuốc chia đau
Quên mình chia lửa, cứu nhau chia hầm
                                           (Nước non ngàn dặm)

Anh hùng với trái tim Việt Nam, ngọt ngào trong trăm cay nghìn đắng, đi lên giết giặc với tấm lòng yêu thương đồng bào đồng chí, với tình nghĩa quốc tế cao cả:

Và ở đâu? Trên trái đất này
Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay
Sống chết từng giây, mưa bom bão đạn
Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn
Anh hùng, xả thân, hi sinh một cách lặng lẽ, bình dị:
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng
Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời...
                                           (Chào xuân 67)

Và lạc quan, thanh thản trong nguy nan, gian khổ:

Ôi! Đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi
Mưa bom, bão đạn, lòng thanh thản
Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười.
                                           (Theo chân Bác)
 
Những đoạn thơ viết về Bác thành công hơn cả cũng chính là nhờ những đức tính bình sinh của Bác vốn đã tiêu biểu cho dân tộc lại được thể hiện đậm đà màu sắc dân tộc. Với bài Sáng tháng Năm, nhà thơ đã biết nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó, cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng, đã từng "Làm tên quân cảm tử đi tiên phong / Đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng", mà một cách rất hồn nhiên, bình dị, trầm tĩnh, ung dung, thanh thản, trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Bác suy nghĩ, Bác hành động, Bác nói, Bác viết và cũng như nhà thơ, chúng ta:
... nghe Bác, tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...

Bác đã làm ra thời đại Hồ Chí Minh. Bác là tinh hoa của non sông, Tổ quốc, ở Bác được kết tinh lại diện mạo, phong độ của dân tộc, trong quá khứ, cũng như ngày nay, ngày mai. Bác ra đi từ cảnh nhà thanh bạch. Khi trở về, làm Chủ tịch nước, lãnh đạo toàn dân kháng chiến, làm nên Điện Biên Phủ, nhưng Bác vẫn giữ nếp sống giản dị mà tao nhã của dân tộc. Bác mất, để lại một sự nghiệp lớn ít thấy trong đời một lãnh tụ, làm cho dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ, tên tuổi bị xoá bỏ khỏi bản đồ thế giới, trở thành như ngày nay, để lại một tâm hồn cộng sản Việt Nam:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
                                           (Bác ơi!)
một nếp sống cộng sản Việt Nam:

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian...
                                           (Theo chân Bác)
 
Có lẽ trong thơ ca cách mạng Việt Nam, chưa có ai như Tố Hữu đã phát hiện nét này của dân tộc ta: đức hi sinh Việt Nam, tình thương Việt Nam, tình nghĩa Việt Nam mà Bác là hình ảnh tuyệt vời. Bác ra đi là để lại cho đời:

Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn
Và tình thương, ơn nghĩa bao la.


Đồng chí Phạm Văn Đồng có nhận xét là nét nổi bật nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng nhân đạo. Từ những bài thơ của Tố Hữu, toát ra cái tình thương bao la của Bác đối với dân, với nước, đối với tất cả:

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
 
                                           (Bác ơi!)
 
Nhắc mãi tên Người:
Hồ Chí Minh Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh.
                                           (Theo chân Bác)

"Trái đất nặng ân tình", "Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh", "Và tình thương, ân nghĩa bao la", "Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều", thơ Tố Hữu về Bác bao giờ cũng dạt dào thương mến, tình nghĩa: tình thương của Bác đối với dân với nước, ân tình ân nghĩa của nhân dân đối với Bác.
Tình cảm cách mạng, lòng nhân ái cách mạng, nhiệm vụ cách mạng thường được Tố Hữu thể hiện dưới cái dạng Việt Nam, là tình nghĩa. Người ta thường gọi Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến. Cũng có thể gọi đó là nhà thơ của tình nghĩa cách mạng, của tình nghĩa Việt Nam. Tình nghĩa trong cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ đồng bào, đồng chí, tình nghĩa trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ Việt Bắc là cả một bài ca về tình nghĩa kháng chiến, tình nghĩa giữa kẻ ở lại, người đi gánh vác nhiệm vụ mới, tình nghĩa giữa miền xuôi và miền ngược: "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu". Và cũng chính Việt Bắc là bài thơ có tính dân tộc nhiều mặt, rộng lớn, trong số những bài thơ viết trong thời kì kháng chiến lần thứ nhất. Ba mươi năm đời ta có Đảng là một trường ca về con đường cách mạng quang vinh của Đảng ta, cũng là một trường ca về tình nghĩa giữa Đảng và nhân dân, giữa nhân dân và Đảng, như đã được khẳng định ngay từ mấy câu thơ mở đầu:

     Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm

và với hình ảnh Bác trong các câu thơ cuối:

Người đi trước, nghìn sương muôn tuyết
Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta
Bạc phơ mái tóc người Cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người.

Trong bài Tuổi 25, viết nhân dịp Đảng bốn mươi tuổi và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hai mươi lăm tuổi, nhà thơ coi chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh Việt Nam bắt nguồn từ "lòng nhân nghĩa, đức hi sinh":

Những người vợ biết tình sâu nghĩa nặng
Anh đi đi! Em gắng nuôi nhà
Biết cầm cày và cầm súng cho ta
Gieo giống mới làm nên mùa gặt lớn.
Các em nữa, bữa ăn khoai sắn độn
Áo phong phanh, mưa nắng biết che nhau
Sáng đi trường, chiều lại theo trâu
Em cũng hiểu thế nào là đánh Mĩ.
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống, chẳng cúi đầu.
Chết, vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

Bài thơ viết đúng một năm sau khi Bác mất. Tình nghĩa của nhân dân ta đối với Bác vẫn nguyên vẹn, không chút phai mờ:

Chúng con tin: Bác vẫn đi về
Nghìn năm xin trọn lời thề nước non!

Bài Nước non ngàn dặm, viết sau khi Hiệp định Paris kí kết, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã giành được thắng lợi lớn, nhà thơ trở lại miền Nam, trên con đường Trường Sơn ngàn dặm. Ngàn dặm nước non, cũng là ngàn dặm anh hùng, ngàn dặm tình nghĩa: tình nghĩa Bắc Nam, tình nghĩa giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn, tình nghĩa quê hương ruột thịt giữa người đi, nơi đến. Tình nghĩa đối với đồng bào đã che chở mình trên bước đường vượt ngục gian nguy, hồi còn chế độ thực dân phong kiến:

Ôi! Làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi, chiếc nôi đại bàng
Trăm năm, ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy
Thương em, cô gái sông My
Nắm xôi đưa tiễn anh đi qua rừng.
Anh đi, làng hỏi thăm chừng
Làng xưa, anh vẫn nhớ từng người xa

Gần ba mươi năm chiến tranh, không một thước đất nào không bị bom đạn cày xới, không thấm máu đồng bào, lại gần hai mươi năm Bắc Nam cách trở, bây giờ:

     Trưa nằm đưa võng, thoảng sang
Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.

Bây giờ, được trở về giữa lòng miền Nam, được chút nghỉ ngơi thoải mái, hít thở không khí miền Nam, nhìn tận mắt, ôm chặt trong tay đồng chí đồng bào, tình nghĩa thấm từng ý từng lời, nói ra và không nói nên lời:

     Nghĩ người, thăm thẳm rừng sâu
Mười năm bom đạn, măng rau, sốt ngàn.

Chủ nghĩa xã hội là kết quả tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội. Thiểu số giai cấp thống trị ăn bám câu kết với bọn đế quốc cướp nước bị đánh đổ, nhân dân đứng lên làm chủ đời sống của mình, xoá bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột, thực hiện trọn vẹn lí tưởng "nhân nghĩa" của dân tộc ta: người với người là anh em. Tố Hữu cũng đã chú trọng thể hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta dưới dạng yêu thương tình nghĩa. Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình vừa mới lập lại, nhà thơ đã hình dung công cuộc xây dựng lại đất nước cho phồn vinh giàu mạnh như là một sự đền đáp ân tình ân nghĩa, chia ngọt sẻ bùi:

     Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
 
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình
                                             (Việt Bắc)

Từ nghèo nàn lạc hậu, lại trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề, chúng ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên mỗi công việc, thành quả dù nhỏ cũng nặng tình nặng nghĩa:

Đơn giản vậy, cơm ăn áo mặc
Của ta nay, nặng biết bao tình
                                             (Theo chân Bác)

Đó là cung cách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có vươn tới cuộc sống ấm no hạnh phúc thì cũng phải thắt lưng buộc bụng nhiều. Con nhà nghèo, mỗi thành quả được san sẻ cho nhau, lại càng có ý nghĩa và đáng quý gấp bội.
Giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng triệt để nhất, là giai cấp duy nhất có khả năng giải quyết vấn đề dân tộc trong mỗi nước, cũng như giữa các quốc gia với nhau, theo khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Đảng ta từ đầu đã lấy tinh thần quốc tế vô sản, nhiệm vụ đoàn kết quốc tế làm cơ sở, làm nguyên tắc trong quan hệ với các nước và các đảng anh em. Đối với Đảng ta, và trong thơ Tố Hữu, đó cũng là chuyện tình nghĩa cách mạng trên bình diện quốc tế:

Ta nhớ nghĩa nhớ tình bốn biển

Nhớ anh em yêu mến gần xa...
                                             (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
(...)

Trong Di chúc, Bác nhắc đến nghĩa vụ đoàn kết quốc tế của Đảng ta: "Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Marx – Lenin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lí, có tình". Trong thơ Tố Hữu, đó là:

Đem ngày gần lại, đổi năm xa
Nghĩa lớn tình chung, vẫn ruột rà
Bốn biển anh em hoà hợp lại
Trăm đường một hướng, nở muôn hoa.
                                             (Theo chân Bác)
 
Sự phân biệt dân tộc này với dân tộc khác là căn cứ vào những đặc điểm lịch sử, tâm sinh lí, yếu tố về ngôn ngữ, về văn hoá, về phong tục tập quán, về sinh hoạt kinh tế, chính trị. Thế nhưng những yếu tố này không phải nhất thành bất biến, mà có sự phát triển, cũng như có sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc. Điều đó có nghĩa là không thể lấy riêng một yếu tố nào đó làm đặc trưng tuyệt đối của một dân tộc. Vấn đề không phải ở một hai yếu tố riêng lẻ mà là ở tổng hợp các yếu tố đó kết hợp lại với nhau thành một chỉnh thể độc đáo, mang một chất lượng mới. Nguyễn Đình Thi đã thấy rõ điều này khi anh viết về tập thơ Việt Bắc: "Khung cảnh đất nước, ánh sáng bầu trời, bóng tre, màu lúa hay tiếng mưa trong núi, rồi tấm áo nâu hay vạt áo chàm, nét mặt con người, giọng cười câu nói, cho đến lối nhìn nghe ví von, tất cả những cái ấy quyện vào nhau tạo cho những bài thơ Tố Hữu một "không khí" dân tộc không thể nào đem tách ra thành từng điểm "một, hai, ba" được".
Cái không khí đó chính là cái gắn liền với tính cách, với tâm hồn dân tộc. Có những nét cụ thể của tính dân tộc Việt Nam như là anh hùng, giản dị, thông minh, mưu trí, cần cù, nhẫn nại, sống có lí có tình, thiết tha được lao động làm ăn trong hoà bình, nhưng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn của dân tộc, của cách mạng... Những nét ấy là khái quát hoá lên từ lịch sử lâu đời của dân tộc, cũng như trải qua cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo, và có thể phân tích, chứng minh bằng những chứng cứ lịch sử, bằng những hành động, sự việc, lời nói cụ thể. Nhưng nếu xét tính dân tộc từ góc độ tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, thì những vốn hiểu biết của chúng ta còn hạn chế, lờ mờ. Chính đồng chí Lê Duẩn đã nhắc nhở chúng ta: "Ta là người Việt Nam nhưng ta hiểu rõ ta cũng không phải là việc dễ, hiện nay chưa phải là chúng ta đã hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu".
Hiểu sâu hơn nữa dân tộc ta, nắm vững hơn nữa thực tế của dân tộc, đó là nhiệm vụ của khoa học lịch sử, của khoa dân tộc học, của khoa học chính trị,... Văn học nghệ thuật sẽ tiếp thu những thành tựu mới nhất của các khoa học trên để tìm hiểu con người Việt Nam, thực tế Việt Nam, và đến lượt nó, sẽ soi rọi một ánh sáng tươi mới vào tính cách và tâm hồn Việt Nam. Ưu thế không chối cãi được của văn học nghệ thuật là ánh sáng của nó không bỏ mất, mà giữ nguyên màu sắc, dáng vẻ cụ thể sinh động của sự vật, như thể những con người và sự việc đang sống, đang diễn ra trước mắt ta vậy. Nhận thức của văn học nghệ thuật không phải theo lối trừu tượng hoá, mà thông qua sự tái hiện, miêu tả sự vật trong hình thái của bản thân đời sống, trong tính thống nhất không tách rời giữa khái quát và cá thể, giữa tư duy và cảm xúc. Tóm lại, đó là sự nhận thức "tận nguồn", như là được tiếp xúc trực tiếp với đời sống.
Trong văn học nghệ thuật, nội dung không tách rời khỏi hình thức, không tồn tại bên ngoài hình thức. Chủ nghĩa hiện thực chỉ đạt tới được khi nào có sự thống nhất giữa nội dung phản ánh và hình thức phản ánh. Tính dân tộc cũng chỉ đạt tới được với những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa thành công, có một trình độ thống nhất cao, hoàn hảo giữa nội dung và hình thức: Nếu trong văn học nghệ thuật, nói cái gì không tách rời với nói như thế nào, thì nội dung tính dân tộc – cái gì – cũng không thể tách rời với hình thức biểu hiện – như thế nào.

Chị Trần Thị Lý anh dũng, kiên cường "Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung", không gì có thể khuất phục, được nhà thơ khái quát lên gọi là "Người con gái Việt Nam", và ngợi ca, an ủi với tình cảm và lời lẽ dành cho trẻ thơ:

Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...
...
Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng.
                                             (Người con gái Việt Nam)

Và lạ thay, cách đối đãi như đối với trẻ thơ không hạ thấp chút nào người nữ chiến sĩ, mà chính là nói lên tình nghĩa gắn bó yêu thương đùm bọc nhau trong đại gia đình dân tộc. Tình cảm bài thơ rất cách mạng, rất hiện đại, nhưng cũng rất Việt Nam, nói đến chuyện hi sinh cao cả, chuyện chiến đấu kiên cường bất khuất, nhưng lại đưa ta về với dòng sông, chuyến đò, con đường quê hương, với lời ru của mẹ, với điệu hò quen thuộc,... Mẹ Suốt đưa đò cho bộ đội, cán bộ sang sông dưới bom đạn của máy bay Mĩ, đó là một hành động anh hùng. Nhưng muốn đạt tới tính dân tộc, bài thơ phải đi sâu thể hiện làm thế nào để người đọc cảm thấy rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó là của một bà mẹ – hơn nữa là của bà mẹ Việt Nam. Nhà thơ bắt đầu bằng cách "gây không khí" Việt Nam, từ cái nắng chang chang trên cồn cát Quảng Bình đến cuộc đổi đời sau Cách mạng, qua cách cảm nghĩ, nói năng, việc làm của mẹ, tất cả cái ấy cộng lại đã tạo nên cái chất Việt Nam không lẫn lộn được của bài thơ, cũng như của tính cách bà mẹ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Cái chân lí tiêu biểu nhất cho thời đại lại được phát hiện trên chiếc đò nan Việt Nam, bởi một bà mẹ Việt Nam, bằng lối cảm nghĩ và cách ăn nói dân dã Việt Nam: "Tây kia mình đã thắng, Mĩ này ta chẳng thua". Mẹ Suốt là một điển hình về cách Tố Hữu đã vận dụng truyền thống thơ ca dân gian để cho bài thơ đậm màu sắc dân tộc và quần chúng. Một số bài thơ lục bát thời tiền khởi nghĩa trong Từ ấy thực chất là những bài ca dao, bài vè cách mạng. Từ tập Việt Bắc, là tập thơ của giai đoạn trưởng thành, cảm hứng dân tộc đã đưa thơ Tố Hữu trở về với truyền thống văn học dân tộc nói chung, với thơ ca dân gian nói riêng. Người con gái Bắc Giang, từ cách "xưng danh" đến công việc nhà cửa con cái bận rộn, như từ ca dao đi thẳng vào cuộc kháng chiến. Từ là người vợ, người mẹ vất vả tảo tần, quanh quẩn trong xó nhà, góc vườn, thửa ruộng, tới việc tham gia kháng chiến, phá đường chặn giặc, lo việc nước việc làng, là trải qua cả một cuộc cách mạng trong đời sống và trong tâm hồn, mà vẫn rất tự nhiên, hiền thục, khiêm tốn, theo lối người phụ nữ Việt Nam. Cũng có thể nói như thế với các bà mẹ trong Bà bủ, Bà mẹ Việt Bắc.

Đặc biệt, bài thơ Việt Bắc là cả một bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt kháng chiến ở Việt Bắc, nhưng lại viết theo lối đưa tiễn, đối đáp trong ca dao xưa. Tưởng như đang vẳng lại từ đâu đó một cảnh sinh hoạt dân ca với những tình tự, giọng điệu ngay từ đầu đã rất quen thuộc:

     Mình về mình có nhớ ta... (1)

(1)     Mình về có nhớ ta chăng

–    Thuyền về có nhớ bến chăng
–    Tiếng ai tha thiết bên cầu
Có phải nhân ngãi ăn trầu thì sang
                            (Ca dao)


Cứ thế, chuyện đánh giặc giữ nước vừa qua, chuyện dân sinh, xây dựng lại đất nước trở thành chuyện tình nghĩa giữa mình với ta, ta với mình, với bao nhiêu thiết tha, hò hẹn, ước mong, lưu luyến, và rất nhiều nhớ (ba mươi bảy lần nhớ!). Có những câu lấy lại gần nguyên ca dao cũ:

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
- Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
 
lấy lại câu thơ Kiều:

      Còn non, còn nước, còn trời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song (2)

(2)
– Còn non còn nước còn dài
– Còn non còn nước còn người
Đinh ninh đôi mặt một lời song song
(Nguyễn Du)


Có những câu phảng phất lời thơ trong bài Thề non nước của Tản Đà:

Nước trôi nước có về nguồn
Mây trôi mây có cùng non trở về (3)

Riêng ở bài Ba mươi năm đời ta có Đảng, có hàng chục câu được xây dựng thẳng từ tục ngữ, thành ngữ:
 Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
     Đời ta gương vỡ lại lành
Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao.
Tan mồ cha cũng rước voi giày
Kiếp người cơm vãi cơm rơi.
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng

Đã leo đằng cẳng, lại lân đằng đầu
Càng tức nước càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa thêm dầu

Thân một cổ hai xiềng nô lệ.
Nửa mình còn trong lửa nước sôi
     Miền Nam đi trước về sau
Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ
Nước đi đi mãi không về cùng non
                               (Tản Đà)
 
Dù khi tắt lửa tối trời
Đắng cay nay mới ngọt bùi

Có những câu gần với thơ Đông Kinh nghĩa thục:

     Đã rằng vì Nước vì Dân
Nước Dân còn khổ thì thân sướng gì?
...
Lũ bán nước lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi giày
...
Nước đà mất tám mươi năm
Đã Tây lại Nhật đứng nằm sao yên
Thân một cổ hai xiềng nô lệ
Phải vùng lên mà bẻ cho tan
                               (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Tên bài thơ Nước non ngàn dặm là lấy từ câu ca Nam Bình. Bài thơ cố tình mở đầu và kết thúc bằng những câu thơ lấy nguyên hoặc sát câu thơ Kiều:

     Nửa đời, tóc ngả màu sương
Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê
     Đường vào như tỉnh như mê(4)
     Đường đi như giấc mơ dài
Nước non ngàn dặm nên bài thơ quê(5)

(4)
Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê
Sinh càng một tỉnh mười mê
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

(5)
Lời quê góp nhặt dông dài...

Thực ra, bài thơ chịu ảnh hưởng và rất gần câu thơ Kiều không phải một cách trực tiếp như thế. Lấy lại nguyên hay một phần chỉ là cá biệt, và để khẳng định công khai quan điểm và ý đồ sáng tác của mình. Bình thường thì nhà thơ đã tiếp thu vốn cũ trên tinh thần mà các nghệ sĩ chân chính xưa nay vẫn theo, nghĩa là vẫn giữ nguyên tính sáng tạo và bản lĩnh của mình. Tiếp thu không phải là vay mượn, là di chuyển câu thơ từ xưa về với nay. Tiếp thu phần hồn, không phải dừng lại ở phần xác; đón lấy hương vị, không phải dừng lại ở cái vỏ bên ngoài. Dù cho có người nhận ra các câu thơ như:

Bời bời cỏ lút đồng hoang
Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn
Tả tơi mấy ấp khu dồn
Mái tôn, rào kẽm, tháp đồn chơ vơ!

hay:

     Ngỡ ngàng rẽ lối le thưa
Vông đồng mấy cội, xác xơ lá cành
 
có nguyên uỷ ở đoạn thơ Kim Trọng trở lại dò la ở vườn Thuý(6); hay những câu thơ về người cán bộ hoạt động trên chiến trường miền Nam:

      Nghĩ người, thăm thẳm rừng sâu
Mười năm bom đạn, măng rau, sốt ngàn.

(6)
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
...
Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày Cuối tường, gai góc mọc đầy
Đi về này những lối này năm xưa!
...
Nhà tranh vách đất tả tơi
Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa...

có thể là được viết ra với âm vang trong kí ức những câu thơ Kiều nào đó(7) thì điều đó không làm giảm đi chút nào, mà chính là càng tăng thêm ý vị của câu thơ, của một sự tiếp thu rất sáng tạo, nhuần nhị. Dù cho nhiều câu thơ trong Phá đường, Bà bủ, Bầm ơi, Đời đời nhớ Ông, Việt Bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tiếng ru,... có phảng phất gần giống những câu thơ có sẵn trong kho tàng văn học quá khứ, thì cái chính không phải là ở đó, không phải ở chỗ lấy lại toàn vẹn hay một phần; cái chính là trở về với hồn thơ dân tộc, làm cho cái hồn dân tộc ấy nhập vào với cái hồn thời đại; lấy lại mà vẫn
(7)
Có thể là :
     Quản bao tháng đợi năm chờ
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
 
tự nhiên, không cộm; không phải góp nhặt, mà gắn liền máu thịt, nhuyễn vào bên trong:

hay:
 
     Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
     Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.


Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông.
                                            (Việt Bắc)
 
Nhà thơ đã tiếp thu nhiều ở Truyện Kiều, ở thơ ca yêu nước quá khứ và nhất là ở ca dao, dân ca. Không phải tình cờ mà nhiều bài thơ mang tính dân tộc đậm đà về cuộc sống và những mẫu người tiêu biểu ở mặt này hay mặt khác cho các truyền thống hay cho tính hiện đại của dân tộc, là viết bằng thể thơ lục bát hay song thất. Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất quen thuộc của ca dao. Đôi khi trực tiếp:

     Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
     Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
                                          (Bầm ơi)

      Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
                                          (Việt Bắc)

      Đường đi mấy núi mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn bấy nhiêu anh hùng.
      Mặt trời có lúc mây mù
Trái tim kia vẫn đỏ bầu máu tươi.
                                          (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Thông thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với ca dao:
     Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
...
     Nước trôi lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
                                          (Việt Bắc)

Ở bài Ba mươi năm đời ta có Đảng, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều ví von kiểu như thế. Con đường đấu tranh cực kì gian khổ mà dân ta đã trải qua trở thành:

      Đường xa bao nỗi truân chuyên
Ngọn đèn đêm gió con thuyền biển khơi

Phong trào quần chúng rộng lớn, không gì có thể dập tắt được ví với:

      Suối ngàn đã chảy thành sông
Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi.

Cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, của nhân dân cả nước nhất định sẽ giành được thắng lợi, Tổ quốc nhất định sẽ thống nhất, chẳng khác chi:

      Trăm sông về một biển Đông
Bắc Nam lại sẽ về trong một nhà!

Và sự ra đời của Đảng trong lòng nhân dân, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, đàn áp khủng bố cực kì hiểm nghèo dưới chế độ thực dân phong kiến, sự kiện trọng đại sẽ quyết định vận mệnh của dân tộc ta, sẽ có ảnh hưởng sâu xa góp phần làm nên thời đại hiện nay, đã được tái hiện theo phong cách tình cảm, ví von của ca dao dân tộc:

      Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay.

Ngôn ngữ Việt Nam vốn giàu thanh điệu. Thể thơ lục bát rất hợp với lỗ tai của người Việt Nam có lẽ nhờ nó đủ uyển chuyển để phát huy đến mức cao nhất ưu thế về thanh điệu của ngôn ngữ dân tộc. Thơ lục bát đã ra đời trong tiếng hát và làm nên tiếng hát, lời ru. Ca dao, một cách tự phát, và Nguyễn Du rất có ý thức khai thác triệt để tính trầm bổng, dìu dặt, nhịp nhàng của nó bằng thủ pháp trùng điệp, đối chữ, đối câu, đối ý,...(7). Tố Hữu đã sử dụng rộng rãi các thủ pháp này.
(7)
Truyện Kiều:
      Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
      Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
      Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
      Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
      Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Chỉ trên một trang của Ba mươi năm đời ta có Đảng, chúng ta có thể đọc:

      Dân ta gan dạ anh hùng:
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc

Tay chém thù, tay sắc như gươm!
      Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
...
     Chín năm nắng núi mưa ngàn
Nắng mưa có Đảng, cơ hàn có nhau
Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu
Nhớ những đêm theo dấu đường dây
     Giặc lùng, giặc quét, giặc vây
Có dân, có Đảng đêm ngày vẫn vui,

Thơ Tố Hữu dễ thuộc và nhanh chóng đi vào quần chúng là nhờ thế. Ngay khi các bài thơ trong Việt Bắc được in thành tập, năm 1954, Xuân Diệu đã có nhận xét: "trăm miệng một lời đều yêu thích. Chưa bao lâu, nhiều người đã thuộc và ở các xã, các mẹ, các chị đã hát ru con". Việc này hẳn làm nhà thơ xúc động, phấn khởi. Bản thân nhà thơ cũng còn giữ nguyên từ trong kí ức tuổi thơ tiếng hát quê hương và lời ru của mẹ:

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
      Mái nhì man mác nước sông
Hương Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
 
Người con gái Bắc Giang ra đi phá đường không quên để lại lời ru cho đứa con bỏ lại nhà:

      Con ơi con ngủ cho ngoan
Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về
                                    (Phá đường)

Giữa câu chuyện chiến công sôi nổi, lời ru bỗng nhiên từ đâu vọng lại, như cất lên từ đất mẹ:

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già:

"Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về"...

làm động lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương làng xóm ở anh Vệ quốc nghe lời ru mà "Mắt nhìn xa đăm đắm"...
Dù nói ra hay không, trong lời ru, câu hò, điệu hát thường là chứa chan tình người, tình quê hương, đất nước. Thương nhớ miền Nam, hướng về quê mẹ, ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ bao giờ cũng có chỗ cho những câu hò:

Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa... lòng Huế đó chăng?
"Ví dù đèn tắt, đã có trăng
Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ..."
      Câu hò xưa mối tương tư
Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền!
                              (Bài ca quê hương)

Và chính tình cảm quê hương, đất nước của nhà thơ cũng đã được hoá thân vào những câu thơ có thể xếp vào loại những câu dân ca hay nhất:

      Phù Lai ba bến con đò
Thanh Lương quê ngoại, câu hò còn chăng?
                              (Nước non ngàn dặm)

Lòng thương mến cũng như tình cảm dân tộc khiến cho câu hò, điệu ru có sức hấp dẫn lôi cuốn tự nhiên đối với nhà thơ. Và có dịp là nhà thơ gởi gắm vào đó niềm yêu thương xúc động của mình. Trong bài Giữa ngày xuân, giữa niềm vui của cuộc sống ở miền Bắc, nhà thơ bỗng liên hệ với quá khứ đau thương của dân tộc, như còn ngưng đọng lại trong một câu hát dân gian:

Ôi những ngày xưa... "sống ngâm da, chết ngâm xương"
Câu hát cũ, tái tê lòng đất nước

Trước cảnh chị Trần Thị Lý từ địa ngục của Mĩ  - Nguỵ trở về, mình đầy thương tích, trên giường bệnh viện, giữa lòng Hà Nội, nhà thơ tưởng tượng như:

Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa
                        (Người con gái Việt Nam)

và coi đó là phần thưởng, là niềm yêu thương ấp ủ mà người con gái Việt Nam ấy hơn ai hết xứng đáng được hưởng. (...)
Bài Tiếng ru mang một nội dung nhân sinh quan cách mạng trực tiếp, mang ý nghĩa giáo dục không che đạy về tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa:

      Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Thời Từ ấy, nhiệt tình cách mạng trẻ trung, sôi nổi đã làm cho những lời hô hào, kêu gọi, giảng giải vẫn đến được với người đọc với tất cả sức lay động của tình cảm; ở đây, bài học đã đi vào lòng người trót lọt, êm ái như mọi lời ru khác. Bài thơ không rơi vào chủ nghĩa giáo huấn (như có người đã nghĩ) vì nhiều lẽ, trong đó, cái lẽ không kém quan trọng là vì đó là một lời ru chân chính, không có chút gì là gò ép, vay mượn, giả tạo, xét về mặt ý tứ, nhạc điệu, lẫn hình tượng. Khuynh hướng tư tưởng gắn liền rất tự nhiên với đời sống, với tình cảm, giống như:

      Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.

Nhưng phải nhận rằng, khi sử dụng rộng rãi các thủ pháp quen thuộc của thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển, nhà thơ đã đứng trước hơn một nguy cơ: hoặc không vượt quá vè, hoặc sáo mòn ước lệ, hoặc rơi vào xưa cũ, xa lìa tính hiện đại. Có mấy trường hợp: Thứ nhất, đây đó đôi câu không vượt lên trên vè:|

      Một dân tộc hai bàn tay trắng
Đồng tâm là chiến thắng thành công
...
 
Những người lao động quang vinh
Chúng ta là chủ của mình từ đây...
Nghìn năm giấc mộng đêm ngày
Ba mươi năm Đảng, hôm nay có mình
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Nhưng đó là những câu thơ chưa thành công, khó tránh khỏi trong một bài thơ dài gần ba trăm câu.
Trường hợp thứ hai, đáng quan tâm hơn. Chẳng hạn ở đoạn này trong

Ba mươi năm đời ta có Đảng
Rừng Việt Bắc, Thái Nguyên chống địch.
Bước chân đoàn du kích càng hăng
Quân càng đông, sức càng tăng

Biên cương nổi lửa, Cao Bằng xuất binh
Nổ súng trận, Việt Minh truyền lệnh
Giải phóng quân tràn đỉnh non cao

Việt Minh như thác ào ào
Chiến khu kháng Nhật, cao trào nhân dân.
Đã nghe súng Hồng quân oanh liệt

Chân trời xa như sét đêm thâu...

thì nhìn chung, các câu thơ đều khá thành công, hơi thơ mạnh, nhưng vẫn để lại cảm tưởng là chưa vượt quá bao nhiêu Đại Nam quốc sử diễn ca hay thơ ca yêu nước đầu thế kỉ này, mặc dầu có hai câu thơ cuối hay, khá mới.
Những trường hợp như trên là hết sức cá biệt, và cũng chỉ thấy có ở bài Ba mươi năm đời ta có Đảng, là bài thơ hay, có tầm cỡ lớn, nhưng còn thiên về diễn ca. Nhìn lại các bài thơ gần với truyền thống nhất của Tố Hữu, đều có một sự hài hoà hiếm có giữa tính dân tộc và tính hiện đại. Hiện đại về nội dung đã đành. Nội dung cách mạng của thơ Tố Hữu là điều không còn phải bàn cãi. Thế còn hiện đại trong hình thức thể hiện, hiện đại ngay trong các thể thơ cổ điển của dân tộc? Trong cách biểu hiện rất gần với thơ ca dân gian? Vâng, Tố Hữu đã giữ được hiện đại ngay trong những hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất.
Tố Hữu đã đưa câu thơ lục bát cổ điển đến một hình thức phát triển cao nhất và phong phú nhất mà nó có thể đạt tới được cho đến ngày nay. Điều này sẽ được chứng minh ở một chương sau. Những câu thơ ngọt ngào, uyển chuyển, thướt tha, nhịp nhàng, mà vẫn nói lên được những điều cần nói về hiện thực cách mạng, về tình cảm cách mạng. Ý kiến chung đều thống nhất thừa nhận là câu thơ Tố Hữu, thơ bảy chữ, tám chữ, cũng như các thể thơ dân tộc ở Tố Hữu đã đạt tới trình độ cổ điển. Rõ ràng là ở các bài thơ như Phá đường, Bà bủ, Bầm ơi, Việt Bắc, Xưa... Nay..., Cánh chim không mỏi, Tiếng hát sang xuân, Đường vào, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Nước non ngàn dặm,... (chỉ kể các bài làm theo thể thơ truyền thống) từ đầu đến cuối bài, hoặc trong nhiều đoạn của bài, đều có một sự thống nhất hoàn toàn, không xê xích vào đâu được, giữa nội dung và hình thức, đều đạt tới một trình độ điêu luyện và nhuần nhị, đọc đến là dễ nhớ dễ thuộc. Điều đó cũng có nghĩa là trong thơ Tố Hữu, nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc chan hoà làm một. Nói riêng ở các bài thuộc thể thơ dân tộc và mang cách biểu hiện và hơi thở truyền thống, thì tính dân tộc nổi bật hơn, qua đó nội dung cách mạng càng nhuần nhuyễn, thấm thía và gợi cảm hơn, nghĩa là dân tộc và hiện đại gắn chặt vào nhau.

Ở những nhà thơ chân chính, có bản lĩnh, có phong cách riêng, thì từ đề tài cho đến ý tứ, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, dù rất bình thường, dường như đã từng gặp đâu đó rồi, đều trải qua sự sáng tạo, như được thổi vào một sức sống mới. Như chúng ta đã thấy, Tố Hữu sử dụng rộng rãi những thủ pháp biểu hiện của thơ ca truyền thống, nhưng từ những mô típ, những yếu tố quen thuộc, nhà thơ đã tái tạo lại tất cả thành một chỉnh thể mới, không lặp lại. Từ những lối ví von cổ điển, từ những mình, ta, ai, thương, nhớ, núi non, trăng nước, bến bãi, ngọn đèn, con thuyền,... Tố Hữu xây dựng lại thành bài thơ của mình, mang tính dân tộc đậm đà và có tầm vóc thời đại. Vấn đề không phải ở chỗ có lấy lại hay không những yếu tố riêng lẻ nào đó, mà ở cái tổng thể, ở mối quan hệ thiên biến vạn hoá giữa các yếu tố đó, giữa từ, ngữ, thanh điệu,... Ai nấy đều biết, có khi chỉ cần đảo lại hay làm xê xích một từ, một thanh nào đó, là một câu thơ hay có thể trở thành tầm thường. Một bài thơ có thể hay, không phải ở từng chi tiết một mà ở cái thế toàn bài. Ngược lại, có khi các chi tiết đều chỉnh, mà cái toàn bài thì lại không đáng kể. Cũng như tính tình hay bộ mặt, dáng vẻ con người vậy, không phải là số học mà là đại số học, âm dương chuyển hoá vào nhau; cũng không phải là đại số học, mà là sự sống sinh động, biến hoá màu nhiệm, không thể đem mổ xẻ rạch ròi, cô lập ra thành một, hai, ba, bốn. Cái đẹp hình thức – mà trong thơ ca cũng như trong văn học nghệ thuật nói chung, vai trò của hình thức không thể xem thường được – bao giờ cũng là nằm trong mối tương quan cụ thể. Cái đẹp của một vẻ mặt, một thân hình, có duyên hay vô duyên lại càng như thế. Nhiều yếu tố tự nó không đẹp, nhưng cộng lại và ở một tương quan nào đó, trở thành "mặn mà có duyên"; ngược lại, một người có thể là đẹp đấy, nhưng lại vô duyên nhạt nhẽo. Cái vừa quyết định vừa không quyết định của từng yếu tố riêng lẻ trong văn học nghệ thuật – mà có riêng gì trong lãnh vực văn học nghệ thuật đâu – là như thế.

Mới nhìn thì hình như trong câu thơ rất hay, khái quát lên được cái vĩ đại, cái cao đẹp của Bác:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
thì cái giúp ta tái hiện được phong cách dân tộc của Bác cũng như tạo nên sắc thái dân tộc của câu thơ là ở các từ – hình ảnh lấy từ ngôn ngữ truyền thống: "áo vải, muôn trượng". Nhưng lại còn có một khả năng khác: các từ – hình ảnh đó cũng rất có thể làm cho câu thơ trở thành sáo mòn, cổ lỗ. Tố Hữu đã thoát khỏi nguy cơ sau, chính là nhờ đã đặt những từ - hình ảnh đó vào một kết hợp mới, một tương quan khác: không chỉ áo vải xưa kia, không chỉ muôn trượng, mà "hồn muôn trượng". Câu thơ mới vừa nói lên được tất cả cái lớn, cái hay, cái đặc sắc đã được bao hàm trong "áo vải" và "muôn trượng" xưa, vừa nói lên được cái lớn, cái hay, cái đặc sắc của thời đại mà ta có thể vận dụng vào các từ ấy.
Phải thật có bản lĩnh, phải có tình cảm cách mạng thật trong sáng, nhuần nhị, chủ động mới viết về Bác:
      Bác đã lên đường, nhẹ bước tiên
Mác – Lê-nin, thế giới Người Hiền
                                        (Bác ơi!)

      Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay
...
Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh...
                                        (Theo chân Bác)

Sai một li đi một dặm – cách nghĩ, cách nói ấy theo lối cha ông xưa, mà ở vào một trường hợp khác, với một người nào khác, rất có thể lạc lõng đối với ngày nay. Nhưng ở đây, chúng ta vẫn thấy rất tự nhiên, rất sáng tạo, để nói lên sự bất diệt của Bác. Chỉ có thể nói như thế với Bác, chứ không thể với người nào khác được. Và cũng chỉ ở Tố Hữu, cách nói cách nghĩ ấy mới có được cái ánh sáng, cái sức mạnh của thời đại mà chúng ta cảm thấy toát ra từ mấy câu thơ trên.

Cũng có người chê trách dùng chữ như "tung hoành", hay "như sắt như đồng",... là sáo mòn. Tất nhiên, có thể nhặt ra ít nhiều từ sáo mòn và những cái sáo mòn khác. Nhưng chúng ta hãy đọc lại:

      Anh đi, xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió, lay thành chuyển non
      Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương!

Vẻ đẹp hơi thiên về tượng trưng, nhưng vẫn là vẻ đẹp chân chính và không thiếu chất thơ, rất dân tộc, đồng thời cũng nói lên được tầm cỡ thời đại lớn lao của cuộc chiến đấu của dân tộc, mà hình ảnh anh Giải phóng quân miền Nam trên đây là biểu tượng. Nhạc điệu, hơi thơ tương ứng nhịp nhàng với nội dung vừa dân tộc, vừa gợi nên một cái gì rộng lớn. Có thể đồng ý với Chế Lan Viên khi anh nói "một số chữ anh dùng còn chưa thực mới, hay chưa chịu đổi mới: "tan nát thịt, vương vấn hồn", "như sắt, như đồng". Nhưng cũng cái sắt đồng ấy mà trong bài thơ Tiếng chổi tre thì lại rất hợp. Ở vào vị trí đó, trong mối tương quan cụ thể đó, thì không còn là cái sắt đồng han gỉ nữa, mà đóng góp đắc lực vào cái rắn chắc của câu thơ và của con người lao động xã hội chủ nghĩa ấy. Ở đây, âm thanh của từ, đặt đúng chỗ trong cấu trúc chung của đoạn thơ, giữ một vai trò quyết định. Tính dân tộc hiện đại đậm đà, sâu sắc của thơ Tố Hữu là một bằng chứng cho thấy ở một nhà thơ cách mạng việc tiếp thu đúng đắn truyền thống văn học nghệ thuật dân tộc có thể đưa đến những thành tựu xán lạn như thế nào.

Ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu đã góp phần quan trọng tạo nên tính đại chúng và sắc thái dân tộc của bài thơ. Đại chúng mà không dễ dãi thô lậu, dân tộc mà hiện đại, nói lên được những tư tưởng lớn của thời đại, những cái rất mới trong đời sống và trong tâm hồn con người Việt Nam. Ba mươi năm đời ta có Đảng là kết tinh của những cái gì là mới, là tiêu biểu nhất cho thời đại, nhưng lại được thể hiện qua những cách nói rất quen thuộc với mỗi người dân thường Việt Nam: ngọt bùi, đắng cay, cơ hàn, lột da, đói lả, đợ con, cầm hơi, rau cháo, cắn cổ, cắn răng, lênh đênh, chìm nổi, xông pha,... qua các thành ngữ như: trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng, non cao biển rộng, trời cao đất rộng, xương tan thịt nát, máu chảy đầu rơi, gương vỡ lại lành, nắng núi mưa ngàn,... và nhất là qua những từ lấp láy có nhiều vô kể trong các bài thơ thuộc các thể khác nhau.

Nhưng cách nói xưa cũ, như là: trùng phùng, ba đào, sơn khê, phong trần, vạn đại, nghìn thu, muôn dặm, truyền lệnh, xuất binh, dặm đường, biên cương, vó ngựa, truân chuyên, lòng son, trường sinh, tri âm, tâm can, nghìn sương muôn tuyết,... ở thơ Tố Hữu vẫn có được một sức sống mới, được sử dụng để nói lên cái cũ đã đành:
     
Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
                              (Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Nhưng cả cái tinh thần quốc tế vô sản rất hiện đại, khi được diễn đạt trong những từ ngữ tưởng như sáo mòn vẫn không mất vẻ đằm thắm và không làm ai ngỡ ngàng cả:

      Bâng khuâng bốn bể tình đời
Càng thương muôn dặm đất người Cu-ba...
                              (Thăm trại Ba Vì)

Thì ra xưa cũ hay không, không cốt ở chữ nghĩa câu cú, mà ở nội dung và phong cách tình cảm của người viết. Một bài thơ như Tiễn đưa:

Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mĩ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương...

gây cho người đọc cái cảm giác lạ lạ, lúng túng, chính là vì chúng ta đứng trước một cái rất mới, rất bạo, nhưng lại phảng phất phong thái của một thời xa xưa nào đó. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thơ không cho phép một sự ngờ vực băn khoăn nào: phong thái dân tộc càng tô đậm thêm tinh thần lạc quan tin tưởng, tư thế ung dung tao nhã của con người chiến thắng. Hết sức cá biệt, câu thơ mới đi quá đà, rơi vào xưa cũ:

Bước trường chinh, bắp chân đã vững
Gánh sơn hà vai cứng đảm đương!

Đương nhiên, không nên nghĩ rằng nhà thơ chỉ tự hạn chế trong việc tiếp thu các hình thức, thủ pháp biểu hiện của các thể thơ dân tộc, cụ thể là của câu thơ lục bát hay song thất, dân gian hay cổ điển. Đúng, từ tập Việt Bắc về sau, các thể thơ cổ điển chiếm một tỉ lệ cao hơn so với các thể thơ khác, và điều này không phải là không liên quan tới sự phát triển theo hướng dân tộc của thơ Tố Hữu. Nhưng từ đó đi tới khẳng định tính dân tộc của thơ Tố Hữu chỉ có thể đạt tới trong các tập thơ lục bát hay song thất thì vừa không đúng với thực tế các tập thơ, vừa không tránh khỏi biện hộ cho chủ nghĩa hình thức, vì như thế là coi tính dân tộc chỉ bao hàm những yếu tố đơn thuần hình thức.
Các bài Bác ơi!, Theo chân Bác thuộc số những bài mang tính dân tộc rất cao của Tố Hữu, là viết theo thể thơ bảy chữ. Con đường của Bác là con đường của dân tộc ta. Bác là tinh hoa, là lãnh tụ của dân tộc, và là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Dân tộc và thời đại được kết tinh nhuần nhuyễn vào Bác. Bài thơ đã có cách biểu hiện thích hợp với nội dung dân tộc – hiện đại ấy, khi Bác còn hàn vi, khi Bác bôn ba nơi hải ngoại, khi ở núi rừng Việt Bắc hay khi đã về lại thủ đô chống Mĩ cứu nước cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài Tiếng chổi tre viết bằng câu thơ tự do rất hiện đại, vẫn mang đầy đủ tính dân tộc, từ nội dung tình cảm, đến từ ngữ, âm điệu. Có khi nội dung là chuyện nước ngoài, được nhìn từ cuộc chiến đấu của Việt Nam, qua lăng kính Việt Nam, bài thơ vẫn gần gũi với tâm tư Việt Nam, tưởng như là chuyện Việt Nam vậy. Có thể là về khách quan có sự gần gũi, "thanh khí lẽ hằng", nhưng cái chính vẫn là ở tâm hồn nhà thơ, ở phong cách biểu hiện của bài thơ:

Mừng bạn ngày vui, chén rượu đầy
Hết buồn, chưa hết nhớ chua cay
Em ơi, mía ngọt từng khi mặn
Máu trộn bùn vun gốc mía này.
...
Mặc ai sợ, mặc ai run
Ta đi, đèo núi, bước không chùn
 
Nghĩa quân, một chiếc thuyền xưa ấy
Há chẳng tung hoành, dậy nước non?
                              (Từ Cu-ba)

Chế Lan Viên cũng đã chú ý đến một trường hợp tương tự, khi đọc bài
Em ơi, Ba Lan... Hãy đọc mấy câu thơ này:

Có phải Sô-panh tình chứa chan
Nâng đàn ca cô gái Ba Lan
Có phải A-đam hồn vĩ đại
Bay trên đầu thế kỉ nhân gian...

"Bỏ âm nhạc đi, đấy là những câu rất Tây. Lồng âm nhạc vào, đó lại là những câu rất Việt. Âm nhạc như cái hồn dân tộc theo sát các ý của thi sĩ, làm cho vừa hiện đại, và lại vừa rất Việt Nam"(8). Thơ Tố Hữu vốn giàu nhạc điệu, cũng như giàu tính dân tộc, hai điều này liên quan chặt chẽ với nhau.

(8) Suy nghĩ và bình luận, NXB Văn học, H., 1971, tr. 43.

Có thể đi đến kết luận: Cái nổi lên ở Tố Hữu là hồn thơ dân tộc – hiện đại, và hồn thơ này được kết tinh vào nhạc điệu. Sáng tác là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, giữa hiện thực cách mạng Việt Nam và tâm hồn của nhà thơ. Nhạc điệu là kết tinh của mối thống nhất này. Sáng tác hình thành là khi bắt đầu có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung thơ Tố Hữu là nội dung cách mạng với đầy đủ ý nghĩa và chiều sâu của nó. Hình thức thơ Tố Hữu là hình thức dân tộc. Nhạc điệu thiết tha, lôi cuốn của thơ Tố Hữu chính cũng là biểu hiện tổng hợp của mối thống nhất này. Nhà thơ đã có dịp khẳng định: "Nội dung ấy là linh hồn của nghệ thuật. Nghệ thuật ấy là biểu hiện của nội dung. Để tiện nói rõ ý trên, tôi xin phép lấy một ví dụ về thơ của mình. Mở đầu bài Mẹ Tơm có mấy câu:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...

Trong hai câu sau có âm vang của gió và sóng, có cả âm vang của một tấm lòng. Nếu viết: gió thổi lao xao, sóng biển rì rào thì có lẽ không còn gì. Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình"(9). Thơ Tố Hữu là tiếng hát cất lên từ cuộc sống, cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, và từ tâm hồn nhà thơ. Tiếng hát ấy có sức ngân vang lâu ở người đọc Việt Nam. Rất dễ hiểu là đem chuyển ra một tiếng nước ngoài, thì cái phần tinh tuý trong đó, cái hồn dân tộc của nó sẽ bị mai một rất nhiều. Gần đây nhất, chị Mireille Gansel, người dịch, và người đề tựa, Pièrre Emmanuel, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp, đều đã băn khoăn thú nhận điều đó.

Điều này cũng chứng tỏ tính dân tộc, nhạc điệu dân tộc không phải được tạo nên từ những yếu tố đơn thuần hình thức. Qua những hình thức đó, như ví von, đối xứng, nhịp nhàng, gắn liền một cách không thể tách rời với hình thức đó, là cái hồn, cái thần của sự vật và của những con người, của đời sống Việt Nam: câu chuyện buồn vui của bà mẹ Việt Bắc bên bếp lửa bập bùng; tiếng à ơi ru con của người mẹ dịu hiền xứ Huế hay của bà ru cháu nằm khoanh trong lòng; chị phụ nữ súng khoác trên lưng mà tay cấy vẫn nhẹ nhàng, câu quan họ vẫn trầm bổng tình tứ; các cụ Bạch đầu quân ngày Tết trồng cây chống Mĩ hay các trẻ em đầu đội mũ rơm ríu ra ríu rít đến trường; chiếc áo sờn và đôi dép cao su của Bác Hồ, hay chiếc áo bà ba, vành mũ tai bèo của anh Giải phóng quân, cho đến con nghé ăn cỏ trên bờ thửa bờ vùng hay con chuồn, con trích con nục, con thu dưới biển trời của Tổ quốc,... Ca dao, dân ca, điệu hò, câu hát, lời ru xứ Huế của mẹ đã thấm vào Tố Hữu từ bé. "Tôi là con út, con cưng, nên thường được mẹ tôi ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm của người đàn bà xứ Huế...
Tôi dần dần nhớ đến thuộc lòng những câu hát cũ cho tới khi lớn lên, những tiếng, chữ, âm điệu ấy cứ ngân nga mãi trong lòng"(10). Đó là sự thật, là điều may mắn, điều ưu đãi lớn cho nhà thơ. Nhưng còn có sự thật này: những bài thơ đầu tay trước Cách mạng chưa đạt tới cái sau này sẽ trở thành phẩm chất nội tại của tập Việt Bắc: tính hiện thực sâu sắc và tính dân tộc nhuần nhị. Sáng tác đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi mới nảy nở và thành tựu được. Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến lần thứ nhất đã hoàn thành quá trình xây dựng, củng cố, bồi dưỡng ý thức, niềm tin ở sức mạnh và khả năng của quần chúng, của dân tộc và trên cơ sở ấy, vốn hiểu biết về thơ ca dân tộc càng ngày càng phát huy được tác dụng, suốt trong quá trình chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này.

(9), (10) Xây dựng một nền văn nghệ lớn, xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta, NXB Văn học, H., 1973, tr. 437, 428.
 
Tình cảm cách mạng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, yêu thương quần chúng đã đưa nhà thơ trở về với vốn cổ điển và dân gian: tìm thấy ở đấy những gì cần thiết cho việc thể hiện hiện thực mới của dân tộc, phù hợp với tinh thần mới của thời đại.

Vấn đề đối với nhà thơ khi quay về với truyền thống là phải giữ được cho thơ mình phải là thơ hay – nghĩa là có sáng tạo, có phong cách, tránh được công thức, sáo mòn; và không cổ lỗ, xưa cũ, về nội dung đã đành, mà cả về hình thức biểu hiện nữa, nghĩa là phải đạt tới được tính hiện đại. Đạt tới được tính dân tộc – hiện đại là dấu hiệu của những thành tựu nghệ thuật cao, của nghệ sĩ có tâm hồn và bản lĩnh lớn, của vốn sống, vốn tình cảm cách mạng cũng như vốn nghệ thuật phong phú. Nhưng đó cũng là yêu cầu thiết tha của quần chúng người đọc, và là yêu cầu gắn liền với bản chất của nền văn nghệ của chúng ta.
Trong suốt thời gian dài, Tố Hữu vẫn là ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng, nhờ đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nhà thơ đã cống hiến cả cuộc đời và tâm hồn mình cho cách mạng Việt Nam, nhưng cũng hết sức yêu quý, trân trọng cả truyền thống dân tộc – nói riêng là truyền thống văn học nghệ thuật – đồng thời tiếp thu cái hay cái đẹp của nước ngoài, của nhân loại xưa và nay.

"Văn nghệ phải đi sâu hơn nữa vào trong cách nghĩ, cách cảm của dân tộc ta, trong sáng và nhuần nhị hơn nữa trong việc sử dụng tiếng nói, âm điệu, màu sắc dân tộc. Phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa nội dung với hình thức, hình thức phải xứng đáng với nội dung, kiên quyết trừ bỏ mọi biểu hiện xa rời dân tộc hoặc bảo thủ nệ cổ, không sáng tạo cái mới trong sự biểu hiện nghệ thuật. Ra công nghiên cứu, hấp thụ, hết lòng quý trọng chắt chiu những di sản tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời phải mạnh dạn học cái hay của nước ngoài, nhất là văn nghệ xã hội chủ nghĩa của các nước anh em. Phải giàu di sản văn nghệ dân tộc và nhân loại mới xây dựng được một nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa phong phú". Đó là lời đồng chí Tố Hữu, trong bài nói với anh chị em văn nghệ sĩ, tháng 10 – 1962, sau Đại hội lần thứ ba của Đảng. Điều nhắc nhở đó, đồng chí đã thực hiện được trong thơ của mình.


(Trích Thơ Tố Hữu,
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1979)