Bảo tàng Tố Hữu
Nhận định
Mãi xứng danh với Đảng, với nhân dân
Chất Trữ Tình Trong Thơ Tố Hữu
Tố Hữu - NgườI Lĩnh Xướng
Đồng Chí Tố Hữu VớI Công tác Tư tưởng, Lý luận của Đảng
Tố Hữu: Cuộc đời cách mạng, cuộc đời thơ
Tố Hữu – Một Tài Năng Dịch Thơ Lỗi Lạc
Tố Hữu, Nhà Thơ – Chiến Sĩ
Đồng chí Tố Hữu
Nhà Thơ Tố Hữu Và Những Chuyến Đi
Máu Và Hoa – Con Đường Của Nhà Thơ Tố Hữu
Thơ Tố Hữu
Tố Hữu – Một Nhà Tư Tưởng Xuất Sắc, Một Nhà Thơ Lớn…
LờI giớI thiệu
Đọc Tập Thơ Gió Lộng Của Tố Hữu
Đọc lại Tố Hữu
Khi nhà nghệ sĩ tham gia vào cuộc đấu tranh vớI tất cả tâm hồn mình
Ra Trận - Khúc Ca Chiến Đấu
Ta Với Ta – Đóng Góp Mới Của Tố Hữu
Đọc Tập Thơ Bác Hồ Của Tố Hữu
Từ Ấy – Tiếng Hát Của Một Người Thanh Niên, Một Người Cộng Sản
Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Trong Tập Thơ Việt Bắc
"Con Mắt Thần Chủ Nghĩa" Trong Thơ Tố Hữu
Việt Bắc – Tập Thơ Tiêu Biểu Của Thơ Ca Kháng Chiến Chúng Ta
Tố Hữu – Nhà Thơ Lớn Của Dân Tộc
Gió Lộng – Tiếng Nói Đồng Tình, Đồng Chí
Người Chiến Thắng Là Người Xây Dựng Mới
Phong Cách Dân Tộc Đậm Đà
Tố Hữu
Con Đường Của Nhà Thơ
Đọc Lại Thơ Tố Hữu
Phong Vị Ca Dao Dân Ca Trong Thơ Tố Hữu
Phong Cách Nghệ Thuật Của Tố Hữu (Trích)
Nhà Thơ Tố Hữu Và Những Chuyến Đi
Tố Hữu – "Người Đốt Lửa" Và "Người Gieo Hạt"
Đọc Lại Tố Hữu
Đọc Tập Thơ Gió Lộng Của Tố Hữu
Tập Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu
Tố Hữu Với Chúng Tôi
"Từ Ấy Trong Tôi(*) Bừng Nắng Hạ" (Trích)

Đồng Chí Tố Hữu VớI Công tác Tư tưởng, Lý luận của Đảng 

- PGS, TS. Dương Trung Ý

Đồng chí Tố Hữu là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, nhà thơ tiêu biểu cho dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, người đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong suốt quá trình tham gia hoạt động cách mạng và công tác, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước trao trọng trách lãnh đạo trên nhiều mặt trận, nhiều lĩnh vực, trong đó, thời gian đồng chí được giao trực tiếp lãnh đạo công tác tư tưởng văn hóa, công tác tuyên truyền, khoa giáo và công tác đào tạo cán bộ lý luận cho Đảng là lâu nhất và có nhiều cống hiến nổi bật.

  Theo sự phân công của Trung ương Đảng và Bác Hồ, cuối 1954, đồng chí Tố Hữu được giao nhiệm vụ mới, thay đồng chí Trường Chinh, đảm trách làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương - cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng về các mặt tuyên truyền, huấn học, khoa học, giáo dục, văn hóa văn nghệ; đồng thời, đồng chí còn được giao làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ đây, đồng chí gắn bó trực tiếp với công tác tư tưởng lý luận - công tác văn hóa văn nghệ, khoa học, giáo dục trên cương vị lãnh đạo cao nhất của lĩnh vực quan trọng này của Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tố Hữu, Ban Tuyên huấn Trung ương thời kỳ này đã tập trung tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng, trong đó trọng tâm là tuyên truyền, ổn định tình hình tư tưởng của nhân dân ở những vùng mới giải phóng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chống lại âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Bên cạnh các công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương đã ra sức tiến hành việc tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm ổn định đời sống.

  Từ năm 1953 - 1956, việc thực hiện các đợt phát động quần chúng cải cách ruộng đất đã mang lại ruộng đất cho hàng chục vạn hộ nông dân, tạo sự phấn khởi, hăng hái sản xuất ở nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, Đảng ta đã mắc phải “một số sai lầm phổ biến, nghiêm trọng và kéo dài”, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nhận tự phê bình và kiên quyết tiến hành sửa sai. Công tác tư tưởng lúc này được đặt là một nhiệm vụ trọng tâm để giải thích cho nhân dân về cải cách ruộng đất, khẳng định những ưu điểm là căn bản, mặt khác kịp thời khắc phục những sai lầm. Sau này, đồng chí Tố Hữu nhận định: “Tuy sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh huấn đã được Trung ương Đảng thành thật kiểm điểm, Đảng ta đã công khai tự phê bình trước nhân dân, nhưng việc phân tích nguyên nhân khuyết điểm để rút ra những bài học đúng đắn ở nước ta cần được bàn kỹ hơn”. Nhờ những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có vai trò quan trọng của công tác tư tưởng, đến cuối năm 1957, tình hình tư tưởng chính trị ở miền Bắc đã cơ bản ổn định, khôi phục lòng tin của nhân dân với Đảng, nhất là ở nông thôn.

  Bước sang thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc (1958- 1960), đất nước còn rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đòi hỏi phải tập trung giải quyết. Trong khi đó, các lực lượng phản động, chống đối vẫn hoạt động lén lút, tuyên truyền kích động nhân dân. Trên cương vị Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (năm 1958), đồng chí Tố Hữu đặc biệt quan tâm đến việc vận động thanh niên, phụ nữ, trí thức tham gia công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến với toàn xã hội. Đồng chí chỉ đạo xây dựng các đội tuyên truyền xung kích, bám sát cơ sở, đi đến tận thôn, bản để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, đưa lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội đến các tầng lớp nhân dân.

Theo quan điểm của đồng chí Tố Hữu, văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, đồng thời “là một phương tiện” để triển khai các chủ trương đường lối của Đảng và thực hiện xây dựng đời sống văn hóa mới trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, đồng chí Tố Hữu đã thành công trong lãnh đạo, tổ chức xây dựng một nền văn nghệ nhân dân, cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt, thực hiện xây dựng nền văn hóa mới dân tộc - khoa học - đại chúng; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống tư tưởng phản động, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. 

Để phát huy dân chủ trong giới văn nghệ sĩ, đồng thời đảm bảo việc sáng tác văn học, nghệ thuật theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, đồng chí Tố Hữu đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức thảo luận, tranh luận để chỉ ra những quan điểm sai lầm về tư tưởng, nghệ thuật, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Cuộc đấu tranh tư tưởng này đã được tổng kết thành những bài học có giá trị, tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức của trí thức, văn nghệ sĩ vào thời điểm đó cũng như sau này.

Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, ở mỗi giai đoạn cách mạng, đồng chí Tố Hữu luôn chú trọng công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Trước tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng, đồng chí luôn có sự định hướng đúng đắn và kịp thời đối với công tác tư tưởng: từ nội dung công tác tư tưởng, đến phương pháp, hình thức tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng. Đến nay, những quan điểm đó của đồng chí vẫn còn nguyên giá trị và có tính thời sự sâu sắc. Đồng chí Tố Hữu đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề phẩm chất đạo đức và năng lực của cán bộ làm công tác tư tưởng. Đồng chí nói: “là người cán bộ của Đảng, được Đảng tin cậy và giao phó trách nhiệm, chúng ta càng phải thấy hết trách nhiệm nặng nề của mình trước Đảng và trước nhân dân để chăm lo tu dưỡng mình, luôn luôn xem xét tình cảm cách mạng, lập trường giai cấp vô sản, phẩm chất, đạo đức của mình. Từng ngày, từng ngày, cố gắng nâng cao năng lực nắm đường lối, năng lực quản lý kinh tế, năng lực tổ chức đời sống, năng lực xây dựng Đảng và tiến hành công tác quần chúng lên ngang yêu cầu của cách mạng”. 

Với tài năng và uy tín lãnh đạo về công tác tư tưởng, văn hóa, tuyên huấn... đồng chí Tố Hữu được Đảng ta liên tục giao cho đảm nhiệm trọng trách đứng đầu cơ quan tham mưu của Đảng về tuyên truyền, huấn học, khoa học giáo dục, văn hóa văn nghệ.

Khi đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đưa quân trực tiếp vào tham chiến ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc; trên cương vị Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Tố Hữu đã có nhiều ý kiến chỉ đạo về công tác tư tưởng, triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”; giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.   

Sau những chiến thắng của quân và dân ta ở miền Nam vào mùa Xuân năm 1968, trước sự phát triển của tình hình cách mạng trong nước và những diễn biến mới của quan hệ quốc tế, Đảng ta tiến hành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn nhằm làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng những thuận lợi, khó khăn và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và dân ta trước sự phát triển mới của tình hình. Ngày 8-10-1968, phát biểu tại Hội nghị lãnh đạo các cơ quan Trung ương, đồng chí Tố Hữu đã quán triệt 3 yêu cầu của đợt sinh hoạt chính trị là: 

1) “làm cho cán bộ, đảng viên và rộng ra nhân dân nữa hiểu rõ tình hình phát triển” của cách mạng nước ta, những thuận lợi, khó khăn theo quan điểm của Trung ương Đảng để mỗi người “có cơ sở tự rút ra kết luận về những nhiệm vụ cần thiết phải làm đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” với ý thức, tinh thần, nghị lực hơn nhưng “còn thông minh hơn”; 2) “phải làm chuyển biến lớn hơn về tư tưởng mạnh hơn, nhanh hơn”; 3) “làm chuyển biến trong hành động”. 

Đồng chí chỉ rõ những vấn đề cần tiến hành để thực hiện tốt đợt sinh hoạt chính trị, trước hết là phải nắm chắc tình hình tư tưởng. Để làm tốt điều này, đồng chí quán triệt: “chớ tin vào những lời nói công khai, mà phải biết nghe tiếng nói thầm thì hơn. Muốn làm công tác tư tưởng sâu phải như thế. Phải nghe những câu nói ở ngoài hội nghị, trong những câu chuyện thông thường mới phản ánh đầy đủ tâm trạng của người ta”.

Đồng chí chỉ đạo: “phải phát huy tự do tư tưởng. Làm sao cho anh em có thể nói ra những điều thành thực của mình. Đáng giá tình hình đúng hay không đúng, nhiệm vụ như vậy có nhất trí hay không..., họ nói và được thảo luận. Có như vậy thì nghị quyết của Đảng mới trở thành của mỗi người”. Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh thêm rằng, phải “quan tâm tới anh em ngoài đảng”, “anh em ngoài đảng cũng được nghiên cứu”. “Dù là anh em ngoài Đảng cũng phải vũ trang cho họ những quan điểm như chúng ta nói... Coi họ như một đồng chí của Đảng mà nâng cao nhận thức của họ”. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, đồng chí Tố Hữu đã có những đóng góp quan trọng vào công tác tư tưởng của Đảng, góp phần động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.      

Sau khi đất nước thống nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng khẳng định: “giai đoạn mới của cách mạng đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa. Nhiệm vụ trung tâm của cuộc cách mang này là xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa mới; là tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối chính sách của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống chính trị và tinh thần của toàn dân, làm cho đường lối, chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng”. Quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới, công tác tư tưởng của Đảng được đồng chí Tố Hữu chỉ đạo sâu sát từ các cơ quan Trung ương đến các cấp, các ngành. Đặc biệt, đồng chí rất quan tâm, chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy và công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. Vì vậy, mặc dù đất nước ta thời kỳ này gặp nhiều khó khăn, phức tạp, trong khi vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh; phải huy động sức người sức của cho hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ở hai đầu đất nước; lại bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận... nhưng đất nước ta vẫn giữ vững ổn định chính trị, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới thành công sau này.  

Trên lĩnh vực công tác lý luận của Đảng, đồng chí Tố Hữu đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện trên những quan điểm chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ lý luận. Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, kiêm Giám đốc Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, đồng chí cho rằng, để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cán bộ trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải xác định Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc là một trong những trung tâm quan trọng nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng, lý luận, quan điểm và đường lối của Đảng; góp phần xứng đáng vào việc nâng cao trình độ lý luận chính trị của cán bộ trung cao cấp, góp phần vào việc tăng cường sự nhất trí trong Đảng và giúp cho cán bộ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Được giao là người lãnh đạo cao nhất về công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, đồng chí Tố Hữu có tầm nhìn xa mang tính chiến lược, thể hiện rõ trong việc tổ chức bộ máy, cán bộ và nội dung chỉ đạo công tác. Nhìn thấy trước nhu cầu lớn về cán bộ để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và các nhiệm vụ sau ngày nước nhà thống nhất, đồng chí đã đề nghị Ban Bí thư cho mở rộng quy mô đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ lý luận, mở thêm Trường Đảng Trung ương đào tạo tại chức, như: Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam ở vùng giải phóng miền Nam, hệ đặc biệt các lớp ngắn ngày cho các cán bộ chuẩn bị làm nhiệm vụ tiếp quản các thành phố miền Nam. Sau giải phóng miền Nam, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng mở thêm cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc về bồi dưỡng lý luận trung, cao cấp cho hàng ngàn cán bộ các vùng mới được giải phóng, đồng thời tiến hành củng cố về tổ chức, nội dung, chương trình đào tạo các trường Đảng ở các tỉnh, thành phố.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tố Hữu, công tác tổng kết giáo dục lý luận cũng được chú trọng làm cơ sở trong việc xác định phương hướng, nội dung, phương thức hoạt động và tăng cường lực lượng. Nhờ đó, trong công tác cán bộ, Trường Đảng không chỉ đóng vai trò là môi trường đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, giáo dục, huấn luyện... mà còn là một tổ chức của Đảng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho Đảng. Để làm tốt nhiệm vụ này, đồng chí cũng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường Đảng. Đồng chí chỉ đạo chú trọng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng những học viên là đảng viên đã trải qua thực tiễn sản xuất, đã tốt nghiệp đại học để đào tạo thành cán bộ lý luận với nội dung đào tạo vừa cơ bản, hệ thống và nâng cao, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, gắn lý luận với thực tiễn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học, có niềm tin sắt đá vào lý tưởng cộng sản. Theo đề xuất của đồng chí về công tác đào tạo cán bộ lý luận chiến lược (được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn y), Ban Tổ chức Trung ương chọn 200 đồng chí đã được thử thách, rèn luyện trong sản xuất, chiến đấu, chủ yếu là đã trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam, tốt nghiệp đại học, đưa về Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc để đào tạo, chọn lọc làm cán bộ lý luận kế tục sau này. Chương trình học rất cơ bản, hệ thống, kéo dài ba năm (không phải hai năm, hoặc một năm như các lớp cao cấp khác). Sau khi học xong chương trình ba năm, một số đồng chí có xu hướng, có năng lực lý luận được chọn lựa để học tiếp theo chương trình nghiên cứu sinh. Nhiều lớp đào tạo nghiên cứu sinh cho cán bộ, giảng viên trường Đảng được mở ra và thu nhiều kết quả, như lớp nghiên cứu sinh Triết học và lớp Kinh tế chính trị học khóa II. 

Nhờ có đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ lý luận cao, được đào tạo cơ bản, Trường Đảng đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cho Đảng và tham gia tham mưu xây dựng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với Trường Đảng ở các tỉnh, thành phố, đồng chí Tố Hữu cũng đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và đảm bảo hiệu quả của việc học tập tại chức ở các bộ, các tỉnh, thành phố. Có thể nói, đồng chí Tố Hữu đã có những cống hiến to lớn đối với công tác lý luận, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ lý luận tầm chiến lược và tạo lập tiền đề xây dựng hệ thống các nhà trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của Đảng.

Trực tiếp phụ trách lĩnh vực tư tưởng, lý luận liên tục trong một thời kỳ dài, trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng ác liệt, đến thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng chí Tố Hữu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao phó. Thực tiễn công tác tư tưởng, lý luận của Đảng những năm tháng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí là những minh chứng sinh động nhất về một nhà lãnh đạo tài năng, có nhiều đóng góp lớn, để lại dấu ấn nổi bật trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng.

 Với phong cách làm việc dân chủ, thân tình, đoàn kết, gần gũi với cán bộ với nhân dân, học hỏi nhân dân để nâng cao trí tuệ của mình, đồng chí luôn được cán bộ và nhân dân yêu quý, kính trọng. Đồng chí Tố Hữu - nhà thơ cách mạng tiêu biểu, người lãnh đạo xuất sắc trên mặt tn tư tưởng, lý luận của Đảng, xứng đáng là người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.